(Tạm thời chưa có phim)
LỜI BÌNH
1- Ngọn lau có ánh nắng, bảng cổng chào, ngọn lau,
đoàn người đi trong lau, cận chân : 35”
Ngạn ngữ phương Tây có câu : “Tội ác không
thể che được mặt trời”, kẻ gây chiến tranh, giết người man rợ ở cái làng Bình
Hưng này càng không thể nào che giấu được tội ác.
Đến với xứ sở heo hút nhất của tỉnh Cà
Mau, chúng tôi muốn tìm lại từ khu di tích này những bằng chứng của một kiểu
chiến tranh, những cách khủng bố mà thời nay ít ai tưởng tượng nổi.
Ký ức sâu thẳm của những người từng bị
bọn Bình Hưng hành hạ, từng thấy chúng bắn giết đồng bào sẽ giúp chúng tôi hiểu
rõ.
(Ông Đằng nói về sự tiếc, không còn dấu
vết)
2- Lia cảnh hoang vu, ngọn sậy, đoàn người đi xa xa :
26”
Ông tiếc vậy, nhưng chúng tôi thì tin
rằng, ở những thửa đất hoang vu kia vẫn còn lẩn khuất những oan hồn ; và, nghe
đâu dưới mỗi lớp lau sậy, lùm rậm ấy hãy còn ẩn tích bao điều.
(2” tiếng động – chim kêu)
Với những nạn nhân sống sót, những
nhân chứng hiếm hoi, những người từng chịu đựng trong cái địa ngục Bình Hưng
này chắc hẳn không thể nào quên được tội ác dù đã lùi xa mấy mươi năm.
(Lời 2 nhân chứng về thảm sát gia đình
ông Bình và vụ ăn gan sống)
3- Ông Mừng đứng im : 7”
Trong chín năm đi
lính cho bọn Bình Hưng ông còn chứng kiến nhỮng hành động tội ác nào khác ?
(Lời ông Mừng)
4- Người xem Vidéo, các hình ảnh khu Hải Yến : 42”
Dấu vết Bình Hưng không còn bao nhiêu.
May mắn, chúng tôi lưu giữ được và mang theo đây một số đoạn phim ít ỏi về Biệt
khu tội ác này.
Nhìn lại hình ảnh những năm 59, 60 ;
Biệt khu Hải Yến lúc bấy giờ là một trại tập trung với quy mô lớn, trực thuộc
phủ thủ tướng của Diệm. Tại đây chúng tuyển mộ hơn 500 quân từ các nơi khác
đến, trong đó phần lớn là bọn tàn quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch,
người địa phương gọi là giặc Tàu Phù. Chúng mượn danh tôn giáo để gom dân. Con
Kinh Mỵ, tiếng Quảng Đông nghĩa là Kinh Cùng, cũng là nơi cùng đời của biết bao
sinh linh.
(Ông Đằng nói về vụ chặt đầu và bêu đầu)
5-
Sậy, cầu Vĩnh Biệt : 27”
Cũng không ai biết đã có bao nhiêu đầu
rơi tại đây ; và khi người tù bước qua chiếc cầu Kinh Mỵ thì không bao giờ trở
lại. Vì thế người ta gọi đây là cầu Vĩnh Biệt !
(4” nhạc)
Cầu Vĩnh Biệt và con Kinh Mỵ là vật
chứng, và cũng là dấu vết để lý giải những âm mưu thâm độc của bọn cầm đầu Bình
Hưng.
(Ông Đáp, ông Đằng nói về vụ dựng nhà
thờ, gom dân, Lạc Hóa tụng niệm)
6-
Nhà thờ ở Hải Yến, đưa lý nước uống, nói chuyện với dân, lính xếp hàng vỗ tay,
tượng chúa, thánh giá, chân dung Lạc Hóa : 17”
Kẻ mượn danh tu hành để gây ác thì
không có nước thánh nào rửa hết tội. Nguyễn Lạc Hóa và tay chân một mặt dụ dỗ
dân làng, mặt khác sát hại những ai mà chúng nghi ngờ có liên quan đến Cộng
sản. Cuối năm 1959 bộ mặt thật của y lộ rõ.
(Lời ông Đằng về vụ Hóa đổi áo tu mặc áo
lính)
7- Dolly, lính đồn, lính gác : 8”
Nhiều dân lành bị Lạc Hóa o ép cầm súng bắn lại chính đồng
bào mình, y dùng bọn phản bội để chỉ điểm đánh phá.
(Lời ông Bình về vụ tạo ra 1 đám ác ôn)
8- Địch càn vào xóm, bắt dân : 12”
Lạc Hóa xua quân vào tận các xóm ấp
hẻo lánh của huyện Cái Nước, đến đâu chúng
cũng bắt bớ, làm nhục, bất kể phụ nữ có thai, người già hay trẻ con.
(Lời ông Bình về 1 loạt các cuộc thảm
sát)
9- Mộ gia đình Bác Tám Xồi : 7”
Riêng
gia đình Bác Tám Xồi, chúng bắn giết cùng lúc 10 người rồi quăng xác vào nhà
đốt trụi.
(Lời ông Phương)
10- Dolly sậy, lia ra chỗ bốc cốt, đưa xương lên, xem,
rửa, để xuống :
Không ai có thể đếm được lau sậy của
đất Bình Hưng ; không ai có thể đếm được bao nhiêu tội ác mà bọn Biệt khu Hải
Yến đã gieo rắc trên xứ sở này !
Bên bìa ruộng ven khu di tích, sau mấy
mươi năm người dân ở đây vẫn thường gặp rải rác những hố chôn người.
Hỡi những oan hồn của ai kia, có khắc
cốt ghi xương tội ác của kẻ giết người ?!
Hận thù có thể nén chặt rồi nguôi đi,
nhưng tội ác này làm sao mà rửa sạch được !?
(Đọc tên)
11- Ông Đằng đọc : 7”
Từng bị đọa đày, chứng kiến tội ác của
qủy dữ Bình Hưng, cứ mỗi khi có dịp, ông Đằng lại gọi tên những người đã khuất
để ghi tạc nỗi đau của làng quê mà ông từng biết đến.
(Đọc tiếp và chen 2 nhân chứng)
12- Lia sậy, người xem Vidéo : 12”
Thời gian đã vùi chôn nhiều bằng chứng
hãi hùng nơi vắng lặng hoang vu. Bây giờ nhìn lại, người ta càng rõ hơn phía
sau những hành vi tàn bạo kinh tởm của bọn Bình Hưng là cả một bộ máy độc tài
không ngừng tiếp sức ngợi khen.
(Người xem và âm thanh)
13- Người nhìn ảnh tội ác : 8”
Người trong cuộc nhớ như in tội ác của Bình Hưng ; còn đồng minh cả
chúng thì xem đó là thành tích và hết lời cổ vũ.
(Trích đoạn phim tư liệu)
14- Stroll hình chim én trên cờ và chữ Biệt khu Hải
Yến : 7”
Con chim én bên kia bờ đại dương gắn kết với Biệt khu
Hải Yến bên này, tự nó là một ý đồ chính trị.
(Trích đoạn tiếp)
15-
Mỹ đi cầu khỉ, vào khu dân cư, xúc đất, gặp dân : 12”
Và người Mỹ đã đặt chân lên cái làng
Bình Hưng mà theo họ là “tiền tuyến chống cộng”. Vậy đến đây họ đã lập chương
trình tương thân như thế nào, người dân Bình Hưng biết rõ.
(Ông Đáp nói vụ sân bay TT và dùng người
Việt giết người Việt)
16- Địch phát quà, tiền trao súng, lính xếp hàng, đi
càn : 41”
Sự thâm độc đó được trùm lên bằng một
bầu không khí tự do giả tạo. Thực chất là gom gần 3.000 dân Bình Hưng vào trại
tập trung. Chúng dùng chiêu bài “củ cà rốt và cây gậy” để kiểm soát ; dùng đồng
tiền và vũ khí để mua chuộc, răn đe người dân làng Bình Hưng nhỏ bé này.
Nguyễn Lạc Hóa tạo ra một thế giới
riêng, có luật lệ, trại giam riêng. Y dùng một đại đội thám báo càn ruồng vào
vùng sâu.
(2” tiếng súng)
Ruồng bố, bắn giết vô tội vạ, bọn thám báo Bình Hưng còn
bắt bớ, hành hạ làm khủng hoảng tinh thần và để lại di chứng bệnh tật cho nhiều
thường dân.
(Bà Tươi và ông Sáu, ông Bình)
17- Hồ sơ, danh sách người, lý lịch Lạc Hóa, làng quê,
ông Phù rừng đứng : 20”
Trong hồ sơ lưu trữ, người ta còn tìm
thấy đơn xuất cảnh vào giữa năm 73 của Nguyễn Lạc Hóa. Kẻ chủ mưu tội ác đã tìm
đường trốn chạy, nhưng các chiến hữu của y được sống trong sự bao dung của nhân
dân Bình Hưng.
Chúng tôi muốn biết từ sau ngày hòa
bình đến nay, ông đã làm nghề gì để sống!?
18- Đoàn người đi trong lau sậy, tư liệu Mỹ lùi, tới,
bắt hình tay và đuốc, Bà Tươi chụm lửa, cảnh hoang vu ở khu di tích, sông : 60”
Người dân Bình Hưng đã gác hận thù ở
phía sau. Nhưng đằng trước mặt và dưới mỗi bước chân của những nạn nhân, nhân
chứng này chứng tích tội ác vẫn còn ẩn khuất trong hoang phế.
Còn ở bên kia bờ đại dương, những ai
đã từng cổ súy cho Biệt khu Bình Hưng hẳn đã nhận ra cái ánh đuốc đồng lõa tội
ác.
Và, khi những di chứng còn làm nói đau
nhân chứng thì cho dù đến bao lâu, dù trong phế tích hoang vu này, tội ác vẫn
không thể che được mặt trời như chính
niềm tin chân lý ngạn ngữ phương Tây.
Mai kia, khu di tích tội ác Biệt khu
Hải Yến Bình Hưng sẽ được khôi phục. Oan hồn của 1.756 sinh linh vô tội sẽ nhắc
cùng chúng ta rõ hơn đâu là kẻ thù đâu là tội ác. Với nỗi đau của lương tâm con
người và bằng sự khoan dung của đạo lý Việt Nam, chúng ta thấu hiểu rằng : Hận
thù có thể nguôi đi, còn tội ác thì không thể rửa sạch nơi Bình Hưng, Biệt khu
tội ác này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét