(Tạm thời chưa có phim)
LỜI BÌNH
LỜI BÌNH
1.
Đầm rộng, khung cửa có người lựa tôm : 23”
Dân
gian truyền tụng rằng, khi mũi Cà Mau vươn dài ra biển, đã để lại phía sau một
đầm nước rộng. Trong số những lưu dân đến định cư đầu tiên, có một người đàn bà
góa chồng tên là Tường. Bà nổi tiếng với nghề bắt sấu cứu người, giúp dân an cư
lạc nghiệp. Ngưỡng mộ công đức, nhân dân đã gọi đầm này bằng tên bà.
( Tên
phim )
2.
Đầm rộng, bản đồ, sông Đốc : 27”
Đầm
Bà Tường hay còn gọi là Đầm Thị Tường nằm giữa hai huyện Trần Văn Thời và Cái
Nước của tỉnh Cà Mau. Đầm ăn thông với biển qua các tuyến sông chính : Thọ Mai,
Sông Đốc và sông Mỹ Bình. Đầm có chiều dài khoảng 5.000m. Chỗ phình ra rộng
nhứt, hơn 1.500m. Người dân ở đây ví Đầm Bà Tường như một cái túi đựng cá tôm
từ biển Tây đổ vào.
( – )
3.
Dừa nước, trái, chim, đầm : 54”
Hưởng
chế độ nhật triều, loài cây dừa nước mọc quanh đầm, bốn mùa xanh tươi, ra hoa
kết trái, tạo nên sức sống bền bỉ cho vùng đất này.
( – )
Phủ
xanh ven đầm, dừa nước làm chỗ nương dựa sinh sôi cho tôm cá, chim muông.
Tháng hai chim sáo gọi bầy,
Chìa vôi tìm bạn, về đây ăn trùng.
Và
tháng hai cũng là thời điểm Đầm Bà Tường chuyển đổi từ nửa năm nước lợ sang nửa
năm nước mặn.
Vào
mùa này, nước trong đầm rút bớt đi một phần ba, người làm nghề hạ bạc gỡ đăng
đó, lú lọp về nhà để sửa sang, chuẩn bị cho vụ đánh bắt tiếp theo.
( – )
Với
tốc độ trung bình chưa tới 2 mét, Bạn có thể dạo quanh Đầm Bà Tường bằng vỏ
lãi, tìm hiểu cuộc sống của người dân bao năm gắn bó với xứ sở bốn mùa dạt dào
sóng nước này.
Ven
đầm có gần hai ngàn ngư dân sinh sống, và đây là tổ ấm của một đôi vợ chồng
trẻ, con cháu mấy đời của dòng tộc họ Trần chuyên nghề hạ bạc ở Đầm Bà Tường.
Thay
vì dùng đăng đó đánh bắt cá tôm theo cách truyền thống, bây giờ họ chế tạo ra
phương tiện mới gọi là “lú”, vừa gọn nhẹ, vừa bền chắc hơn.
( – )
4.
Chống xuồng đi đặt lú, đặt lú : 50”
Sau những ngày chuẩn bị, ngư dân
lựa chọn con nước và mùa tiết để đánh bắt. Kinh nghiệm được dân gian đúc kết :
Tháng ba bắt đối, bắt chình,
Tháng tám tôm đất, cua kình, gạch son.
Thông
thường, thời điểm nước đứng là lúc thuận lợi nhất cho việc đặt lú.
( – )
Đặt
lú trông nhẹ nhàng nhưng không kém phần vất vả. Ngoài việc phải am tường tập
tính của từng loài cần đánh bắt, ngư dân còn cần mẫn dọn luồng theo hướng nước
để đưa chúng vào rọ.
( – )
Sau
vài giờ miệt mài, một lao động có thể đặt xong gần trăm miệng lú. Công việc
được kết thúc trước khi đêm xuống.
( – )
5.
Đèn trên đầm, mặt trời mọc : 26”
Một
trong những sáng tạo của ngư dân ở đây là dùng ánh đèn dẫn dụ tôm cá vào rọ.
Cách đánh bắt như thế đã làm cho đêm đầm lung linh huyền ảo.
( – )
Nếu
chịu khó canh chờ qua đêm, sáng hôm sau bạn có thể tham quan một cách thú vị
quang cảnh thu hoạch của ngư dân Đầm Bà Tường.
( – )
6.
Rộng lia đầm, câu cá vược, vỏ chạy, nhóm người ngồi : 43”
Đầm
Bà Tường với những hệ thống sông ngòi ăn thông ra biển Tây cùng với hệ sinh
thái đa dạng, tạo điều kiện tốt cho nhiều giống loài thủy sản sinh sôi.
Am
hiểu sự trù phú của đầm, ngư dân đã sáng tạo ra nhiều cách đánh bắt hợp lý nhằm
bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên. Đây là con cá vược ở độ trưởng thành, năng trên
50 kg, mắc phải câu kiều của ngư dân.
( – )
Người
dân Đầm Bà Tường biết ơn các bậc tiền hiền đã dầy công khai khẩn ; biết ơn sự
ban tặng của thiên nhiên đối với quê hương
mình.
(Lời của các ngư dân về sự nhờ vào tôm
cá của đầm)
7.
Quăng chài, ông Tám Khánh ngồi xem ảnh : 25”
Với
nét đẹp thôn dã đầy chất trữ tình, Đầm Bà Tường đã hằn in vào ký ức của biết
bao người. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Khánh, người từng nhiều năm sống và chiến
đấu ở đây. Ông đã ghi lại nhiều khoảnh khắc nên thơ của làng quê này.
(Lời ông Võ An Khánh về kỷ niệm)
8.
Bờ lá, ảnh người câu cá, ảnh chiến tranh : 43”
( – )
Bây
giờ, những triền lá ấy vẫn mãi rì rào bên đầm, nhắc nhở những ngày tháng yên ả
thanh bình, gợi lại một thời ác liệt, bom đạn giặc cày xới quê hương này. Và,
nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Khánh giữ mãi hình ảnh Đầm Bà Tường thời chiến như một
kỷ niệm khó phai.
( – )
Còn
đối với người dân Đầm Bà Tường, thời chiến như mới vừa đi qua. Đâu đây trong ký
ức của những người từng bám đất giữ làng vẫn còn âm vang tiếng đạn bom …
( – )
(Người dân nhắc lại thời ác liệt)
9.
Chống xuồng ra đầm, đầm có người dở lú : 52”
( – )
Như
bao làng quê khác, Đầm Bà Tường đã đi qua hai cuộc kháng chiến, đi tiếp những
năm tháng xây dựng hòa bình.
( – )
Hưởng
đặc ân của thiên nhiên, người dân Đầm Bà Tường càng biết giữ gìn, quý trọng
những gì mà đất trời ban tặng. Đó là nét đẹp phong quang của đầm ; là nguồn tôm
cá từng nuôi sống bao thế hệ con người.
Nước đầm in bóng người thương
Tình quê lai láng, tỏ tường cùng ai
Đầm trên anh kéo lưới chài
Đầm giữa chị thả lú dài bắt tôm …
( – )
Hình
ảnh mộc mạc như thế sẽ còn lắng đọng mãi trong tâm hồn những ai từng sống, từng
lớn lên trên quê hương này.
( – )
10.
Dolly đầm, người lựa tôm ; dở lú có cua
: 1’
Chiều
dài của Đầm Bà Tường gần 5 ngàn mét nên người địa phương quy ước chia ra làm 3
đầm riêng : Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới. Đầm Trên là đoạn hẹp nhứt, còn Đầm
Giữa là đoạn rộng nhứt. Riêng Đầm Dưới là đoạn có lòng lạch sâu hơn cả.
Với
cách chia ba đầm như vậy, dân gian ở đây đã thêu dệt thêm sự tích Bà Tường :
…
Sau khi qua đời, chiếc xuồng của bà dùng để bắt sấu trước kia tự nhiên đứt dây
trôi theo nước. Lúc dạt lên Đầm Trên, khi thì dừng ở Đầm Giữa hoặc ghé qua Đầm
Dưới. Thấy xuồng của bà trôi đến, mấy con sấu còn sót lại đều hoảng hồn bỏ chạy
…
Câu
chuyện đượm vẻ huyền thoại ấy thường được nhắc đến để làm vui cho ngư dân mỗi
khi họ dầm mình dở lú, thức trắng đêm chờ con nước lớn ròng.
Có
những người cả đời sống giữa bao la sông nước, cảm hứng mộc mạc của họ về quê hương
Đầm Bà Tường đầy nét thi vị, và được ghi chép lại thành vần thành điệu để ngân
nga cùng cháu con.
(Lời ông Diệp đọc thơ về đầm)
11.
Chống xuồng về bến, chất lưới, vá lưới : 59”
Nhịp
sống khoan thai của nghề hạ bạc đã tạo cho tâm hồn con người ở đây vẻ ung dung
thư thả.
Hết
con nước rong là đến kỳ nước kém – một tháng trôi qua ; hết buổi nước ròng là
đến hồi nước lớn – một ngày trôi qua … Cuộc sống dân chài cứ thế mà vần xoay
theo thời gian, vần xoay theo mùa vụ.
( – )
Nghề
hạ bạc trông rất thảnh thơi, nhưng không phải lúc nào ngư dân cũng sống trong
bình lặng. Lắm khi họ phải lo lắng trước sự xáo trộn của môi trường ; phải đối
mặt trước nguồn tài nguyên đang cạn kiệt.
( – )
(Lời ông Tám Khánh về nỗi lo vắng đi
hình ảnh nên thơ)
12.
Chèo thả lưới, đập, bắt cá đối :
Nhưng
vẫn còn đây một Đầm Bà Tường tràn đầy sức sống. Vẫn những con người bao năm cần
cù, gắn bó với niềm sông nước, tình người vẫn mênh mông trong câu ca quen thuộc
:
Tháng ba cá đối lại về,
Lưới giăng khuấy động bốn bề sóng reo.
Vợ siêng nắm chặt tay chèo,
Chồng siêng thì bắt đặng nhiều cá tôm …
( – )
13.
Lia đầm, bản đồ, dừa nước : 38”
Vậy
là Bạn đã dạo quanh Đầm Bà Tường, tìm hiểu một phần nét đẹp thiên nhiên và sức
sống con người ở đây. Một chấm son trên dãy đất cuối trời Tổ Quốc, hẳn đã đem
tới cho Bạn nhiều thú vị về sự tích Đầm Bà Tường – người đàn bà giỏi nghề bắt
sấu, giúp người lập ấp dựng làng.
( – )
Sắc
màu bình dị và sự bền bỉ giữ đất của loài
cây dừa nước ven đầm, hẳn đã gợi lại cho Bạn nhiều điều suy gẫm.
( – )
Tháng
hai, mùa chim chìa vôi tìm đất ăn trùng, hẳn làm bạn nhớ hoài đầm nước mênh
mông …
( – )
Đầm
Bà Tường, một địa danh đáng yêu với những con người đáng nhớ ; đang mở rộng
khung cửa sự tích còn lung linh màu huyền thoại để đón bạn gần xa.
Bao la đầm nước dạt dào,
Gió lay ngọn lá, ngọt ngào tình quê.
Nắng chiều réo gọi ai về,
Thức cùng sóng nước, bốn bề lung linh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét