(Tạm thời chưa có phim)
LỜI BÌNH
1. Lia Sông Hậu phía bờ Bắc – mặt trời mọc ; phà qua lại :
LỜI BÌNH
1. Lia Sông Hậu phía bờ Bắc – mặt trời mọc ; phà qua lại :
Từ bờ Tây Sông Hậu, Bạn có thể chọn
một góc thành phố Cần Thơ để nhìn về hướng Đông – nơi còn in đậm dấu chân
trường chinh của cha ông ta, trên những chặng đường khai phá các vùng đất
Phương Nam …
Sau mấy trăm năm khẳng định cương vực,
xây dựng làng xã, trị an thôn ấp, lớp hậu hiền đứng trên vùng đất Trấn Giang
trong đó có thành phố Cần Thơ ngày nay, ngoái nhìn nơi tiền hiền đã dốc sức
khai cơ mà đặt tên cho một quê hương mỗi sáng tràn ánh nắng vàng …
(
Tựa phim )
2. Cận
nước lung linh, ngọn cây, nóc đình, đình ; ông già đọc chữ nho ; tranh :
Bình Minh ngày nay là một huyện thuộc
tỉnh Vĩnh Long. Nằm dọc theo bờ Đông sông Hậu, dài hơn 40km, Bình Minh chọn thị
trấn Cái Vồn làm huyện lỵ. Đây cũng chính là nơi từ nhiều thế kỷ trước cha ông
ta đã dừng chân, tạo nghề, lập nghiệp.
Đình Tân Quới, một trong những ngôi
đình làng cổ của Bình Minh. Được dựng lên từ thế kỷ 18, mãi đến năm 1852, nhà
Nguyễn mới chính thức phong sắc cho thần Thành Hoàng Bổn Cảnh ; Thần Quảng Hậu,
Chánh Trực, Hữu Thiện, giúp nước, phò dân …
Trời Nam vận mở thanh bình,
Khuê tinh chói rạng thánh minh rỡ
ràng.
Các đình làng không chỉ biểu thị một
thiết chế văn hóa truyền thống mà còn khẳng định bước đường khiển chế thiên
nhiên của cha ông ta trên vùng đất Bình Minh, bên bờ sông Hậu.
( # )
3.
Sông, tàu chạy bên lúa, lúa chín, ôm :
Hưởng nguồn tài nguyên của dòng Cửu
Long Giang ngọt ngào ; nguồn phù sa màu mỡ, cây lúa nước bắt rễ trên đất Bình
Minh khá sớm. Theo “Quốc sử quán” triều Nguyễn, cha ông ta từ vùng Ngũ Quảng
vào định cư tại đây mang theo nghề cày cấy. Đầu tiên họ vỡ hoang ở hai bờ sông,
sau đó thuộc hóa đất chằm, đất bùng để gieo lúa trồng khoai …
( # )
4.
Ruộng có mộ, bông nổ, vườn cây, người xá :
Biết bao giòng tộc đã “đổ mồ hôi, sôi
nước mắt” mới tạo dựng được cơ nghiệp. Bởi vậy nhiều người đã thề nguyền “sống
gởi nạc, thác gởi xương” ở mảnh đất quê hương này.
( – )
Rồi cũng từ những thửa đất của làng
quê ấy, con người Bình Minh biết thích nghi với thổ nhưỡng ; biết quy luật sinh
trưởng của các loài cây quý, đã gầy giống, phát triển thành làng vườn, thành
xóm rẫy … Vì lẽ đó, lớp người thừa kế sau này không chỉ tiếp nối ý chí của tiền
nhân, mà còn biết tôn vinh công lao của người đi trước …
( – )
5. Sông
Hậu, các di tích Trấn Giang ; bản đồ :
Từ thập niên thứ hai của thế kỷ 18,
Bình Minh là một địa danh thuộc Long Hồ dinh. Long Hồ dinh lúc bấy giờ bao trùm
nhiều tỉnh từ phía Nam sông Tiền đến tận Rạch Giá, Cà Mau. Sau đó, Bình Minh
lại thuộc Trấn Giang, một vùng rộng lớn không kém.
Như vậy, dù nằm trên địa giới hành
chính nào trong lịch sử, Bình Minh vẫn là một cửa ngõ quan trọng của Tây Đô về
kinh tế, văn hóa và vị trí chiến lược.
Sau khi giặc Pháp đánh chiếm các tỉnh
miền Tây, bọn thực dân nhận ra ngay tầm quan trọng của Bình Minh.
Họ cho lập nên trục lộ từ Sài Gòn
xuống Cần Thơ qua hai phà Mỹ Thuận và Bình Minh. Bức ảnh tư liệu này cho thấy,
bến phà thời kỳ đầu tuy thật đơn giản, nhưng đã nối liền đôi bờ giữa Bình Minh
– Cần Thơ.
( – )
6. Phà
hiện nay, nước cuộn, rẫy hẹ, bắp, xalach son, khoai lang :
Trong thời hiện đại, chiếc phà cũ kỹ
xưa kia đã không còn phù hợp, được thay bằng những chiếc phà mới. Và, rồi đây
trên đoạn sông này, một chiếc cầu sẽ được bắc qua sông Hậu, tạo nên dáng vẻ, bề
thế mới cho vùng đất Bình Minh này.
( – )
Con người Bình Minh ngày nay nhận rõ
vị thế của quê hương mình mà bắt đất phải đổi mùa chuyển vụ ; mùa màng thích
nghi với vòng xoay của nền kinh tế thị trường.
Không nắm vững quy luật của thời tiết,
khả năng bồi bổ của đất, và nguyên tắc lớn ròng của nước sông Hậu, người Bình
Minh không thể biến vùng này thành một “vành đai xanh” phục vụ cho hàng triệu
dân của thành phố Cần Thơ.
( – )
Chúng ta hãy đến với những người làm
nghề trồng rau salach son ở Bình Minh. Nghề này định hình cách nay gần 50 năm.
Du nhập giống và học cách trồng từ
vùng Đà Lạt – Lâm Đồng, người Bình Minh biết thuần hóa, tạo ra hệ thống tưới
tiêu thích hợp, biến nơi đây thành vùng rẫy chuyên canh có giá trị kinh tế cao.
Sắc xanh của rẫy cũng là nét đẹp của
con người Bình Minh.
( – )
Đất đồng mà trồng khoai lang,
Hỏi anh, hỏi chị, hỏi nàng,
Tới chừng nước ngập lấy hàng nào
ăn ?
Ngày xưa người ta thách đố nhau như
vậy vì khoai lang chỉ trồng được trên đất giồng. Ngày nay, nhờ có hệ thống thủy
lợi hoàn chỉnh, người Bình Minh đã có thể trồng khoai theo vụ mùa thích hợp.
Đây là vùng chuyên canh khoai lang lớn
nhất khu vực ĐBSCL. Với sản lượng hàng trăm ngàn tấn/năm, khoai lang của Bình
Minh cung cấp cho hầu khắp các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ.
Thích nghi với quy luật thời tiết, người
Bình Minh trồng khoai chính vụ vào đầu mùa mưa. Ba tháng sau, vào tháng 6,
tháng 7 âm lịch, khoai tới kỳ thu hoạch. Nền đất tơi xốp do các giồng khoai ban
ra, trở thành đất gieo trồng thêm một vụ lúa. Cách tính toán để tạo ra một nhịp
điệu sản xuất thích hợp đã đem lại cho Bình Minh một sức sống mới.
( # )
7. Vườn
cây chôm chôm, du lịch ; vườn thanh trà :
Hưởng nước ngọt quanh năm từ dòng sông
Hậu, Bình Minh có bốn mùa hoa trái phong phú, nên thơ.
Vườn cây ăn trái ở đây không còn thuần
khai thác kinh tế mà từ nhiều năm qua đã trở thành điểm đến của du khách trong
và ngoài nước.
Nhu cầu du lịch xanh ngày càng tăng,
tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển đô thị hóa. Điều này khiến cho miệt vườn Bình
Minh có thêm cơ hội, để không chỉ làm giàu về thu nhập mà còn làm phong phú sự
giao lưu văn hóa với các vùng miền.
( – )
Đến Bình Minh, Bạn có dịp để tìm hiểu
thêm nét “văn minh miệt vườn” qua các khu vườn cổ. Đây là vườn cây thanh trà do
giòng tộc họ Huỳnh tạo dựng cách nay hơn trăm năm.
Chủ
nhân của khu vườn này hiện nay là ông Huỳnh Văn Trượng và ông Huỳnh Văn Vẹn.
Các ông vừa giữ gìn, bảo vệ vốn tài sản do ông bà để lại vừa truyền bá loài cây
quý này.
( Lời ông Vẹn )
8. Hái,
chỏi, thu hoạch, làm nước uống :
Hiện nay Bình Minh có diện tích thanh
trà lớn nhất ĐBSCL. Nhiều khu vườn có những cây thanh trà hơn 90 tuổi mà vẫn
cho năng suất cao, chứng tỏ người xưa đã biết lựa chọn giống cây không những
thích hợp đất đai, thổ nhưỡng, mà còn trao gửi cho con cháu một nguồn tài sản
quý giá.
Thanh trà thuộc họ xoài. Nếu thời tiết
ổn định, cây sẽ cho hoa vào cuối mùa mưa và cho trái chín vào Tết Nguyên tiêu
kéo dài cho đến hết tháng ba âm lịch.
Đến viếng thăm vườn thanh trà của Bình
Minh, Bạn không chỉ thụ hưởng độ mát lành của miệt vườn mà còn thưởng thức món
thanh trà ép nước, rất dân giã nhưng đượm thắm hương vị ngọt ngào của làng quê.
( # )
9. Vườn
bưởi, ông Tước tỉa, kể chuyện, nhà máy :
Bình Minh còn là quê hương của bưởi
Năm Roi, giống bưởi nổi tiếng khắp ĐBSCL từ gần nửa thế kỷ qua.
Chúng ta đến Bình Minh, ghé thăm ông
Bùi Văn Tước, bà con quen gọi là Mười Tước, một nông dân đã phát hiện ra giống
bưởi Năm Roi không hột, lột tróc, ngòn ngọt chua chua – Cái tên Năm Roi bây giờ
đã trở thành sự tích.
( Lời của ông Tước )
Rồi bằng kỹ thuật chiết cành, ông Mười
Tước đã nhân giống bưởi Năm Roi càng ngày càng nhiều, phổ biến khắp vùng ĐBSCL.
( – )
Bình Minh, cái nôi sản sinh ra bưởi
Năm Roi càng nổi tiếng hơn bởi con người
ở đây biết giữ gìn và phát triển để tạo nên một thế mạnh mới cho quê
hương mình.
Giữa vùng chuyên canh bưởi, một nhà
máy chế biến đã mọc lên như biểu tượng của sức trẻ đang trổi dậy trên đất Bình
Minh.
Người trồng bưởi Năm Roi đã trở thành
nhà vườn chuyên nghiệp, cung cấp nguồn bưởi trái đúng chất lượng cho nhà máy
chế biến. Lần đầu tiên trong lịch sử nghề làm vườn ở Bình Minh, trái bưởi Năm
Roi có được thương hiệu, và trái bưởi Năm Roi có mặt ở hầu khắp các nước Châu
Au, Châu Á. Đó là niềm tự hào của những người con sinh ra, lớn lên, thừa hưởng
kết quả của sự sáng tạo do cha ông để lại.
(
Lời cô Trà Giang )
Với trí tuệ và sự toan tính của con
người Bình Minh, hương vị nguyên thủy của bưởi Năm Roi còn được hóa thân vào
những sản phẩm mới. Trong bước đường công nghiệp hóa của Đất Nước, các sản phẩm
mang tên bưởi Năm Roi sẽ trang điểm thêm nét đẹp cho quê hương Bình Minh này.
Sản lượng bưởi Năm Roi sẽ còn tiếp tục
tăng lên nhờ có chính sách đầu tư thích hợp, thị trường trong nước và nước
ngoài ổn định. Điều đó dự báo một tương lai đầy hứa hẹn cho vùng đất này.
( # )
10. Đi
chơi trong vườn bưởi ; hái bưởi :
Hàng ngàn hecta chuyên canh bưởi Năm
Roi đang khẳng định thêm một hướng đi mới
cho Bình Minh – Đó là sự phát triển của ngành du lịch xanh. Khi được tổ
chức khai thác vườn bưởi Năm Roi sẽ được nâng thêm giá trị và sẽ không dừng lại
ở lĩnh vực kinh tế. Sự giao lưu văn hóa, khả năng thích ứng của con người ở đây
sẽ tạo ra một sinh lực bền vững cho Bình Minh.
( # )
11. Vào
đình, lạy, chữ thần ; trồng bưởi, hái bông súng :
Cảm ơn các bậc tiền hiền đã dầy công
khai khẩn, để lại cho đời sau những cơ nghiệp lớn lao.
Cúi đầu dâng vạn thọ
Ngửa mặt chúc vô cương
Lấy lòng thành đem tô đắp ruộng
vườn,
Đưa nhiệt huyết phụng Sơn Hà, Xã
Tắc.
Vả chăng, lời nguyện cầu ấy đã thốt
lên sự đồng lòng của con người Bình Minh, quyết tiếp tục làm giàu từ mảnh đất
vốn dĩ mang nặng công lao của nhiều thế hệ đi trước.
( – )
Bên vườn cũ, người Bình Minh trồng
thêm cây mới. Trên đất xưa, người mới lập thêm vườn. Sự “thay da đổi thịt” của
quê hương nay bắt đầu từ quyết tâm của mỗi con người.
( – )
Bình Minh không chỉ đẹp ở truyền thống
văn hóa mà còn đẹp ở sức vóc trẻ trung của một vùng đất đang nỗ lực vươn tới.
Bình Minh không chỉ là nơi biết làm
giàu bằng hột lúa củ khoai, mà còn là xứ sở đang từng bước đi nhanh trên con
đường công nghiệp hóa.
Và, như thế, Bình Minh đang tiếp tục
bừng sáng bên bờ sông Hậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét