Phim tài liệu thực hiện tại Đài Truyền hình Cần Thơ,
công chiếu năm 2002.
LỜI BÌNH
1.
Núi non miền Bắc, Bác Hồ nói chuyện với cán bộ – Hũ gạo kháng chiến, cuốn sách
kháng chiến – Lớp học : 30”
Ngay
từ những năm đầu toàn quốc kháng chiến, Bác Hồ đã kêu gọi nhân dân cả nước xóa
nạn mù chữ ; coi nhiệm vụ “chống giặc dốt” ngang hàng với “chống giặc đói” và
giặc ngoại xâm.
Hưởng
ứng lời Bác, nhân dân ta đã tích cực tham gia bình dân học vụ; học cũng là để
đánh thắng giặc Pháp. Đến thời chống Mỹ, ở miền Nam, Đảng ta chủ trương phổ cập
giáo dục và coi đó là nhiệm vụ lớn trong kháng chiến.
(Tựa
phim)
2.
Mặt trận dân tộc giải phóng ra đời, nhân dân sản xuất, trồng rẫy, làm trường
học, học bình dân : 1’
Với
cao trào Đồng Khởi, cuối năm 1960 Mặt trận dân tộc giải phóng ra đời – Cuộc
chuyển mình lịch sử của cách mạng miền Nam.
Sau
6 năm sống trong cảnh kìm hãm của kẻ thù, nhân dân nông thôn miền Tây Nam bộ
giờ được tự do trên mảnh ruộng thửa vườn của mình. Và, những mầm hy vọng về một
cuộc sống mới được bắt rễ trên mỗi miền quê giải phóng.
Ngay
từ cuối năm 1962 đầu năm 1963, phong trào giáo dục ở cơ sở đã được phát động.
Như
một luồng sinh khí mới thổi đến, bà con ta ở từng xóm ấp nhiệt liệt hưởng ứng.
Người
góp cây, kẻ góp lá, mỗi gia đình bỏ ra vài ngày công để lo cho con em mình một
ngôi trường ... Cứ như thế, Trường học vùng giải phóng được dựng lên.
Với
phương châm “người biết dạy người chưa biết”, chủ trương xóa nạn mù chữ đã được
triển khai rộng rãi. Có nhiều nơi, chỉ sau mấy tháng học, bà con ta đã viết
thạo đọc thông – Giáo dục phổ thông và bổ túc là cái nền chung của phong trào.
(Lời đ/c Lê Thanh Nhàn, về chủ trương
của khu ủy Tây Nam bộ về học
Bổ
túc văn hóa và Tiểu học).
3.
Họp Ban Tuyên huấn khu : 20”
Vào
các năm 63, 64, vùng giải phóng ở miền Tây Nam bộ được mở rộng, chiếm 2/3 đất
đai. Nhu cầu giáo dục tăng lên nhanh chóng.
Trước
tình hình đó, khu ủy giao nhiệm vụ cho ngành Tuyên huấn soạn thảo sách giáo
khoa tiếng Việt, tiếng Khmer và đào tạo ngay đội ngũ giáo viên.
(Lời đ/c Lê Thanh Nhàn, về trường sư
phạm cung cấp giáo viên
cho
các tỉnh).
4.
Học sinh trường Ninh Bình, làm trường, vác ván : 25”
Phong
trào giáo dục những năm ấy đã ghi lại những nét đẹp riêng trong đời học sinh
vùng giải phóng. Còn với các bậc phụ huynh thì đó là một dấu ấn lớn về tương
lai vững chắc của con em mình.
Hệ
thống giáo dục của miền Tây Nam bộ ra đời và hoạt động thông suốt, từ cấp khu
đến tỉnh, huyện, xã. Ơ mỗi tỉnh lập một trường đào tạo với tên gọi riêng.
(Lời ông Nguyễn Thiện Thuật về trường
Ninh Bình).
5.
Học sinh vỗ tay, cô giáo, học sinh : 15”
Việc
chọn tên trường ở mỗi tỉnh tùy thuộc vào thời điểm ra đời và ý nghĩa lịch sử
của từng địa phương. Vì vậy, trong những năm kháng chiến, tên trường tự nó là
một chủ điểm giáo dục truyền thống cho học sinh ngay từ năm lớp 1.
(Lời đ/c Thanh Hà về tên trường Nguyễn
Văn Trỗi).
6.
Trường có thầy dạy, tan học : 19”
Học
trong kháng chiến thì không có niên khóa, không có nghỉ Hè ; chỉ có những giờ
lên lớp khi giặc không càn quét đánh phá.
Sau
giờ tan trường, cả giáo viên và học sinh đều cùng về chung sống với các gia
đình nông dân – Đó cũng là bài học bứơc đầu của cuộc đời người cán bộ cách
mạng.
(Lời đ/c Việt Hùng về cùng ăn, cùng ở,
cùng làm với dân).
7.
Học sinh cuốc rẫy với dân, trồng bí, hái rau : 15”
Sống
cùng dân, các học sinh được bà con coi như con cháu trong gia đình ; xem như là
những mầm non của Đất Nước, cần được nâng niu. Còn các học sinh làm mọi công
việc giúp dân như việc của mình.
(Lời đ/c Thanh Xuân về học trong nhà dân
vào lúc ác liệt, không lớp).
8.
Múa lâmthôl Khmer Trà Vinh, lợp trường : 16”
Ở
những vùng có nhiều bà con dân tộc, các thiếu sinh người Khmer, người Kinh,
cùng chung sống ; cùng chia xẻ niềm vui và khó khăn gian khổ. Trường kháng
chiến tuy đơn sơ, nhưng đó là cả buổi đầu quan trọng của đời học sinh.
(Lời đ/c Phạm Văn Đấu, về được thầy cô
dạy lòng yêu quê hương,
Đất Nước, dân tộc).
9.
Học sinh trường Tây Đô, ngụy trang đi học : 21”
(
# 6” )
Mỗi
trường có một sắc thái riêng. Đoạn tư liệu này phản ánh một buổi tập luyện của
học sinh Trường Tây Đô, thuộc tỉnh Cần Thơ.
Ngoài
kiến thức văn hóa sẽ được học các thiếu sinh còn được rèn kỹ năng tự vệ.
(Lời đ/c Ngô Chi Lăng, về điều kiện tự
vệ để học).
10.
Khai giảng trường Tây Đô : 30”
Sau
thời gian chiêu sinh từ các huyện, ngành giáo dục tỉnh Cần Thơ chính thức khai
giảng khóa học đầu tiên vào ngày 20/ 7/ 1964.
Phương
châm được áp dụng thống nhất của các trường kháng chiến là học tập trung, ở
phân tán trong nhân dân.
Với
mục đích đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lâu dài cho công cuộc chống Mỹ cứu
nước, ngành giáo dục miền Tây Nam bộ phân làm hai cấp học, gồm cấp tỉnh và cấp
khu tổ chức.
(Lời đ/c Lê Thanh Nhàn, về trường khu Lý
Tự Trọng và các trường tỉnh).
11.
Cuốc đất, học sinh rãi hạt, vào lớp : 25”
Vừa
học, các học sinh vừa sản xuất tự túc. Khi thì tham gia cùng nhân dân vỡ hoang
; lúc thì tập tành cuốc rẫy – Lao động là hạt giống gieo vào mỗi lứa học sinh
những bài học đầu tiên.
( # )
Đến
năm 1965, theo đường Trường Sơn, nhiều giáo viên từ miền Bắc về đến miền Tây và
trực tiếp giảng dạy ở Trường khu Lý Tự Trọng.
(Lời giáo viên Lê Văn Ánh, về dạy ở
trường Lý Tự Trọng theo hệ 10 năm).
12.
Học lớp 7, giảng dạy, vui chơi : 20’
Với
hệ đào tạo 10 năm, học sinh lớp 7 được tiếp cận với chương trình Trung học cơ
sở – một trình độ học vấn khá cao trong thời chiến.
Trải
qua những năm tháng sống, lao động và học tập ở Trường Lý Tự Trọng, nhiều kỷ
niệm đẹp về đời học sinh không thể nào quên !
(Lời bà Việt Nga, về tình bạn, tình thầy
trò trong những năm học chung).
13.
Hái rau, nhổ bông súng : 15”
Thuở
ấy, một buổi hái rau cũng tận tụy như giờ lên lớp. Nếp lao động và cách sống
của người học sinh thời chiến được giáo dục từ khi bước vào Trường – Đó là tiêu
chuẩn phẩm hạnh để nhân dân tin yêu, đùm bọc.
(Lời ông Thanh Hà, về gắn bó với dân
được dân mến).
14.
Học sinh giúp dân làm mộc, bà già vá áo, cho đàn gà ăn : 25”
Cùng
ăn cùng ở, học sinh cũng cùng làm mọi việc. Vì vậy, bà con thương học sinh như
người ruột thịt. Vá một chiếc áo rách, chia xẻ nỗi nhớ nhà cùng các cháu ; bà
con quý học sinh cũng là vì yêu cách mạng.
Có
những bà mẹ nuôi một đàn gà để giành cho buổi liên hoan cuối khóa ; mừng tốp
nhỏ lên lớp, tiễn tốp lớn đi làm nhiệm vụ.
(Lời ông Việt Hùng, về người dân lo
trường lớp).
15.
Đẽo súng, tập quân sự : 20”
Học
trong kháng chiến, nhiều lớp thiếu sinh đã được nhà trường giáo dục kiến thức
quân sự. Vừa để có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp vừa biết cách tự vệ, và khi cần,
có thể trực tiếp cầm vũ khí diệt địch. Đó cũng là những bài học cơ bản để rèn
luyện và bồi dưỡng lòng dũng cảm của người cán bộ, của một chiến sĩ tương lai.
(Lời ông Thiện Thuật, về nhận súng và tổ
chức chống càn).
16.
Tư liệu chống càn : 25”
Nhiều
học sinh đã trở thành chiến sĩ, cùng với dân quân du kích đánh trả địch khi
chúng đánh phá vào làng xóm.
( # Âm thanh )
Có
trường tham gia tự tạo vũ khí, hoặc xin thêm súng đạn để tự vệ.
(Lời ông Chi Lăng về trang bị súng,
chống càn và bắn rớt máy bay).
17.
Gỡ xác máy bay, chất lúa bên xác máy bay ; địch đánh phá, dỡ hầm bí mật : 78”
( # 10” nhạc )
Học
trong thời chiến là như thế. Có những bài học chưa từng được viết ra thành giáo
án ; chỉ có Trường thực tiễn mới dạy cho lớp học sinh kháng chiến biết lạc
quan, tự tin mà vượt qua mọi gian nan, ác liệt.
( # Âm thanh )
Địch
càng đánh phá, người dân vùng giải phóng càng nhận rõ hơn giá trị việc học của
con em mình. Học để biết đâu là điều thiện, biết đâu là bản chất thâm độc và
tội ác của giặc thù.
( # Âm thanh )
Địch
vốn nham hiểm, đánh hơi biết chỗ trú đóng của các trường kháng chiến, chúng xua
quân càn quét, đánh phá liên miên.
( # Âm thanh )
Vào
những năm ác liệt, địch lùng sục tìm mọi dấu vết trú ẩn của giáo viên và học
sinh. Nhiều trường hợp bị lộ, chúng dã man giết cả thầy cô giáo.
(Lời bà Thanh Xuân, về thầy hiệu trưởng
bị địch giết).
18.
Địch càn, lục soát, đốt : 15”
Lịch
sử của mọi nền văn minh đều lên án hành động đốt sách, giết học trò và thầy cô
giáo. Vậy mà với Mỹ ngụy, chúng không chừa một tội ác nào. Gặp sách chúng đốt,
gặp học trò và thầy cô giáo chúng giết.
(Lời ông Việt Hùng về hai giáo viên bị
địch ném lựu đạn tan xác).
19.
Cây xoay tượng trưng, vầng mây, cuốn giáo án lủng lỗ, in bột, học, lúa cháy :
60”
( #
nhạc )
Thầy ngã xuống tưởng không còn gì cả,
Nhưng còn đây, những trang giấy linh
hồn.
Quyển giáo án khoét nỗi đau sâu thẳm,
Đời học trò in đậm mối thù chung ...
Rồi
những trang giáo án ấy được in lại bằng bột, các lớp học được tiếp tục bằng ý
chí đấu tranh. Học để kháng chiến, học để thắng giặc là như thế.
( #
nhạc )
Vào
các năm 69, 70, 71, mức độ ác liệt ngày càng tăng. Nhiều gia đình bảo bọc thiếu
sinh bị địch đốt phá. Lúa gạo dự trữ bị cháy trụi. Nhân dân và học sinh lại
cùng nhau vượt qua bao nỗi vất vả.
(Lời bà Việt Nga, về sự ăn cháo).
20.
Học sinh đi chài cá, bắt cua : 20”
Có
sống giữa những năm tháng gian nan mới thấu hiểu được lòng dân, nghĩa thầy cô
và tình bè bạn. Những lúc cùng nhau đuổi một đàn cá cạn ; những lúc dò hang sâu
bắt một con cua ... là những thời khoảng quý giá của đời học trò thời chiến ;
là niềm động viên để tất cả cùng đi tới.
(Lời bà Thanh Xuân, về tình thầy cô bạn
bè vượt qua bom đạn).
21.
Tư liệu học sinh dự lễ truy điệu Bác : 63”
Và
trong những ngày bom đạn ấy, vào một sáng tháng 9, học sinh Trường Lý Tự Trọng ngậm ngùi tiễn biệt Bác ra
đi.
( #
nhạc )
Nén
dòng nước mắt tiếc thương, học sinh kháng chiến nguyện vượt qua mọi gian khổ,
quyết học thật tốt để đền đáp ơn Người.
Biến
đau thương thành hành động cách mạng, bà con nhiều nơi ở làng rừng, vùng lõm
dấy lên phong trào học bổ túc văn hóa. Đưa di chúc Bác vào nội dung buổi học,
bà con coi đó là nguồn động viên cổ vũ lớn để mọi người cùng nhau đoàn kết,
quyết tâm bám đất giữ làng.
( #
nhạc )
Những
lúc ban ngày giặc đánh phá, bà con ta tổ chức học cả ban đêm.
(Lời bà Nhã, về học bình dân).
22.
Người đọc báo, sông, lớp bổ túc : 21”
Trong
một thời gian ngắn, có bà con từ chỗ mù chữ, đã có thể đọc được báo chí.
Vào
các năm 72, 73, vùng giải phóng ở miền Tây Nam bộ được mở rộng trở lại. Phong
trào bổ túc văn hóa được củng cố, tạo một sinh khí mới trên các vùng quê nơi
đồn địch vừa rút chạy.
(Lời ông Lê Thanh Nhàn, về củng cố BTVH
và chủ trương đưa cán bộ
ra vùng ven).
23.
Học sinh vùng ven, học sinh vùng giải phóng làm trường : 26”
Vừa
đấu tranh với cách giáo dục thực dân mới của địch ở vùng tạm chiếm, ta vừa vận
động bà con dựng trường, mở lớp theo phương châm : “Vùng giải phóng lan rộng
tới đâu, trường cách mạng mọc lên tới đó”.
Ý
thức được nền giáo dục cách mạng, nhiều bà con không chỉ góp công, mà còn tự
nguyện hiến cả đất đai để làm trường, tình nguyện bảo bọc cả giáo viên.
(Lời ông Lợi, về dạy học ở Khánh Lâm,
học sinh học mau tiếp thu).
24.
Trường dân lập, thanh niên xung phong học bên thùng đạn : 30”
Dù
là trường được dựng lên theo mô hình dân lập, hay trường cấp tỉnh cấp khu, học
sinh thời chiến vẫn xác định rõ mục đích học tập – Học để phục vụ nhân dân, để
thắng giặc.
Đoạn
tư liệu này phản ánh một buổi học bổ túc môn toán của chị em thanh niên xung
phong đường 1C. Các chị cần phải biết tính toán đường đi nước bước, sao cho vũ
khí đến với chiến trường nhanh nhứt, học có mục đích là vậy.
(Lời ông Lê Văn Anh và bà Việt Nga về
mục đích học thời chiến).
25.
Bệnh viện trong rừng, trường bác sĩ, dược, cơ quan báo chí, tòng quân, vui với
dân : 65”
Và,
với mục tiêu học như thế, tất cả học sinh
được đào tạo từ các trường kháng chiến đã trưởng thành ngay trong thời
bom đạn. Nguồn nhân lực này đáp ứng nhu cầu của các cơ quan cấp tỉnh, cấp khu ;
những ngành có tính chuyên môn cao.
Với
vốn văn hóa nhất định, nhiều lớp học sinh lại được tiếp tục đào tạo. Có người
tốt nghiệp y sĩ, dược sĩ từ các trường chuyên môn trong kháng chiến.
Bất
cứ thời đại nào, con người vẫn là vốn quý nhất của xã hội. Trong kháng chiến,
Đảng đã chú trọng đến chiến lược con người, và do vậy mà nguồn nhân lực cách
mạng luôn được bổ sung trên mọi lĩnh vực.
Như
một đàn chim cùng tổ, hết lớp này đến lớp khác, các học sinh kháng chiến tỏa đi khắp nơi. Họ đến bất cứ
nơi đâu mà Tổ quốc đang cần, dù nơi đó là rừng sâu, bưng tối ; dù nơi đó là
chiến trường ác liệt.
Họ
là những con người rất trẻ. Với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh xuân ; với những
năm tháng được đào luyện từ thực tiễn, họ sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp cách
mạng. Đó là kết quả của những bài học không chỉ ở ghế nhà trường mà còn là từ
những bài học biết tôn trọng nhân dân, yêu quý đồng bào ; từ bài học biết dựa
vào sức mạnh của nhân dân.
(Lời ôngViệt Hùng, bà Xuân, về xã hội
hóa giáo dục có từ thời
kháng
chiến).
26.
Trở lại căn cứ, bà con vui vẻ : 46”
Bây
giờ trở lại những nơi mà trường xưa từng trú đóng, trở lại những làng quê đã
từng nuôi sống và lớn lên ; trong tầm nhìn của những học trò đã trưởng thành,
hẳn đã khơi gợi biết bao điều suy gẫm ...
Hơi
ấm của tình đồng bào vẫn nguyên vẹn như xưa. Gặp lại những người không sinh
thành nhưng đã dưỡng nuôi che chở, những người học trò năm xưa biết lấy gì mà
đền đáp !
( #
nhạc )
Trở
lại cũng có nghĩa là tìm lại. Những anh những chị, những chú những bác năm nào
vẫn còn vẹn nguyên nét cởi mở chân tình. Sự đời dù có đổi thay, nhưng với họ,
tình người không hề thay đổi.
(Lời ông Dũng Tâm về tình ân, nghĩa thầy
cô).
27.
Thăm nhà Dũng Tâm, cô ôm, dở vết thương :18”
Với
anh cũng vậy, bạn bè, thầy cô luôn nhớ đến anh, người thương binh.
( #
nhạc )
Biết
làm sao chia xẻ cùng anh những nỗi đau của chiến tranh, chỉ biết coi đây là
tình đồng chí.
(Lời ông Việt Quân về tình thầy trò và
điều tâm nguyện).
Trường
học kháng chiến đã tạo nên những con người như thế. Trong hơi ấm của tình thầy
trò, đồng chí, đồng đội, tất cả đang tiếp tục đi tới.
(Lời bà Việt Nga về hành trang từ kháng
chiến phục vụ thời bình
và tự hào).
28.
Không khí vui vẻ họp mặt, thầy trò nhìn về vùng căn cứ : 44”
Bây
giờ dù ở đâu, dù đứng trên cương vị nào, hàng vạn học sinh thời kháng chiến vẫn
không quên ơn thầy, tình bạn, nghĩa nhân dân. Những năm tháng học trong kháng
chiến, sẽ mãi còn đọng lại trong tâm hồn của mỗi nhà giáo, mỗi học sinh.
Trong
nguồn sáng vô tận của quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ tiếp tục được soi tỏ.
Tin
tưởng những đổi thay của Đất Nước, vui mừng trước những thay đổi của mỗi làng
quê từng nặng nghĩa ân, những học sinh từng sống, lớn lên và trưởng thành từ
nơi ấy tự hào với chặng đời đã qua ; chặng đời đẹp nhất được học trong kháng
chiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét