LỜI BÌNH
1.
Trích đoạn phim Gò Quao, phim Long Sơn : 25”
Hình
ảnh này là trích đoạn từ phóng sự “Chiến thắng Gò Quao”, những thước phim đầu
tiên của Điện ảnh Giải phóng miền Tây Nam Bộ, quay vào giữa năm 1964, đánh dấu
giai đoạn trưởng thành của lực lượng vũ trang ta trong thời đánh Mỹ.
Và
đây là một số cảnh phim phản ánh khí thế hừng hực vào những ngày tháng cuối
cùng của cuộc kháng chiến ; những hình ảnh làm đậm nét những trang sử anh hùng
của quân dân miền Tây Nam Bộ.
(Tựa
phim)
2.
Trích đoạn phim Chiến thắng Cầu Kè, ảnh xem ảo đăng : 22”
Từ
những năm 50, “Điện ảnh bưng biền” đã ghi lại được những hình ảnh sống động của
các trận đánh cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Đến
sau Đồng Khởi, Điện ảnh chưa kịp ra đời, người dân miền Tây Nam Bộ chỉ được xem
ảo đăng, một loại đèn chiếu thô sơ, tự chế.
(Lời ông Trần Giác).
3.
Anh dân đi xem ảo đăng : 10”
Với
nhu cầu tuyên truyền cách mạng, và đó cũng là đòi hỏi bức thiết của nhân dân,
các tỉnh miền Tây Nam Bộ chủ trương phát triển ảo đăng.
(Lời đ/c Việt Đoàn).
4.
Xuồng máy lên miền Đông, xưởng phim GPMN đang làm kỹ xảo, tựa phim thời sự :
30”
Nhưng
lúc đó ở vùng căn cứ miền Đông Nam Bộ đã ra đời xưởng phim Giải phóng miền Nam
; và hình ảnh này do lớp quay phim đầu tiên ghi được. Năm 1962, khu ủy miền Tây
Nam Bộ cử hai cán bộ lên Trung ương Cục để được đào tạo nghiệp vụ.
Vào
những năm đầu mới hình thành, trang bị kỹ thuật của ngành còn rất thô sơ ; tuy
vậy các cán bộ miền Tây vẫn được hướng dẫn đầy đủ quy trình sản xuất phim theo
yêu cầu của Khu ủy.
(Lời đ/c Vũ Đình Liệu)
5.
Xưởng phim “R”, cán bộ chùi máy quay, trích đoạn phim Gò Quao, chữ Lê Châu,
Thanh Hùng : 30”
Học
xong nghề quay phim, các cán bộ miền Tây trở về chiến trường quê hương với
chiếc máy Pa-ja 16 ly. Và đây là những hình ảnh đầu tiên về trận Gò Quao, một
trận đánh có ý nghĩa quan trọng của Quân Khu 9, do hai nhà quay phim Lê Châu và
Thanh Hùng ghi được vào ngày 22/7/1964.
Sau
mấy mươi năm, những kỷ niệm về trận đánh thắng lợi ngày ấy vẫn còn sống động
trong ký ức của người quay phim lão thành này.
(Lời ông Lê Châu).
6.
Trích thêm một đoạn trận Gò Quao : 20”
Và
như thế, hai nhà quay phim Lê Châu và Thanh Hùng đã hướng ống kính mới mẻ của
mình về các cánh quân, miêu tả một cách chi tiết và mạch lạc những động tác
chuẩn bị và khí thế sẵn sàng của các chiến sĩ.
Gắn
bó và gần gũi với bộ đội mới có thể ghi được hình ảnh tốt.
(Lời ông Lê Châu)
7.
Chiến sĩ phục kích, máy bay, xông lên, bắt tù binh Mỹ, xuồng chống, căn cứ rừng
đước : 30”
Trận
Gò Quao đánh dấu một bước mới trong tác chiến của quân chủ lực Miền ; góp phần
cùng quân dân toàn miền Nam đẩy địch vào thế phải thay đổi chiến lược chiến
tranh đặc biệt sang chiến lược chiến tranh cục bộ vào năm 1965.
Những
hình ảnh ghi được ở trận này như một trang sử đầu tiên bằng hình trên chiến
trường miền Tây.
Những
cuộn phim chứa đựng niềm vui thắng lợi được đưa về hậu cứ để hoàn thành một
phóng sự điện ảnh.
(Lời của ông Văn Phong).
8.
Ngọn đước, ảnh tổ in tráng : 10”
Ơ
vùng căn cứ, những thước phim từ chiến trường chuyển về còn nóng hổi tính thời
sự được hoàn chỉnh bằng lòng nhiệt tình và nỗ lực của các đồng nghiệp.
(Lời bà Ngô Hoàng Giang).
9.
Vũ khí về Cà Mau, đường Trường Sơn, đội chiếu bóng : 20”
Vào
những năm 60, máy móc điện ảnh chi viện đã về đến miền Tây theo đường Hồ Chí
Minh trên biển. Đồng thời, theo đường Trường Sơn, một đội chiếu bóng của tỉnh
Ninh Bình kết nghĩa với Cà Mau cũng vào đến nơi. Đây là đội chiếu bóng hoàn
chỉnh đầu tiên ở miền Tây.
(Lời ông Phạm Như Cương).
10.
Một buổi chiếu bóng, hình ảnh chiến đấu, bắt tù binh, đóng đảm phụ : 45”
Điện
ảnh đến với nhân dân trong hoàn cảnh kháng chiến, tự nó cũng là những trang sử
sống động. Người dân khao khát được giải phóng nên sẵn sàng đón nhận nghệ thuật
cách mạng.
Ơ
những bãi chiếu trước kia bà con chỉ xem ảo đăng thì bây giờ được thấy cả hình
ảnh và âm thanh.
Riêng
những phim do Điện ảnh miền Tây sản xuất chưa được lồng tiếng, nhưng với cách
ghi hình trung thực, phản ánh hiện thực của quê hương mình, nhân dân ta vẫn rất
phấn khởi.
Một
buổi chiếu phim trở thành một cuộc mít-tinh lớn, làm tăng lòng tin của nhân dân
với cách mạng, động viên quần chúng góp nhiều hơn cho kháng chiến. Sức mạnh của
điện ảnh được khẳng định :
(Lời ông Đặng Văn Nhu).
11.
Hình đăng ký tòng quân, hình các nhà quay phim trẻ : 30”
Và
khí thế quần chúng, phong trào tòng quân giết giặc được các phóng viên quay
phim ghi lại. Hình ảnh này được công chiếu, càng cổ vũ cho nhân dân hiến người
hiến của cho cách mạng.
Lực
lượng phóng viên quay phim của ngành Điện ảnh giải phóng miền Tây Nam Bộ cũng
đã được đào tạo. Họ được trang bị không những về kiến thức nghiệp vụ, mà còn về
cả quan điểm sáng tác ; biết coi Điện ảnh là một vũ khí đấu tranh và trọng
trách của người quay phim.
(Lời đ/c Vũ Đình Liệu).
12.
Người ngồi bên súng, xông lên, lính ngụy chết, bắt tù binh ; bắn súng : 15”
Và
các phóng viên quay phim đã kề vai anh bộ đội ; cùng xông lên giữa làn bom đạn,
ghi chép một cách trung thực hình ảnh thắng lợi còn nóng hổi khói lửa chiến
trường – Thế đứng của người quay phim như là anh chiến sĩ.
(Lời đ/c Nguyễn Văn Quân, đ/c Văn
Phong).
13.
Trích đoạn phim Nữ pháo binh Cái Nước, trích đoạn trận đánh tàu : 67”
Đoạn
phim này do phóng viên Sơn Tràng quay được khi anh cùng một đơn vị địa phương
quân huyện Cái Nước, Cà Mau, xuất kích đánh một đại đội bảo an địch.
Tham
gia trận này phần lớn là chị em thuộc đội nữ pháo binh của huyện. Trận đánh
diễn ra ban ngày, thuận lợi cho người quay phim. Nhưng lúc đó phim không có âm
thanh, chỉ có sự sống động của hình ảnh, điều mà người xem lúc ấy và cho đến
bây giờ phải tưởng tượng ra tiếng sợ hãi của những tên lính ngụy này – Thắng
lợi của trận Cái Nước đã ghi thêm một trang nữa trong lịch sử bằng hình.
( # )
Phim
phóng sự “Một trận đánh tàu” do phóng viên quay phim Trần Phong thực hiện vào
năm 1971 ; thời điểm Mỹ ngụy ra sức bình định cấp tốc hết sức ác liệt. Chúng
dùng phi pháo tát dân, dùng chiến thuật gọi là “Hạm đội nhỏ trên sông” hòng
thọc sâu vào các vùng sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiều
đội quay phim đã đi săn hình ảnh cùng với các đội săn tàu. Đặc biệt là vùng Năm
Căn, Cà Mau.
(Lời ông Trần Phong).
14.
Bắn, tàu chìm, ngọn đước, nón sắt trôi, nhóm quay phim lên tàu, lái, ảnh : 32”
Phim
đánh tàu sau đó được chuyển ra Hà Nội lồng tiếng, làm tăng thêm tính hấp dẫn và
khí thế chiến đấu, làm đậm thêm ý nghĩa thắng lợi đối với chiến thuật “Hạm đội
nhỏ trên sông” của Mỹ ngụy.
Trong
những đoạn phim nháp còn sót lại, cho thấy các phóng viên đùa vui trên xác tàu
địch ; sự thỏa thích của những người chiến sĩ săn tàu bằng hình.
Trong
số những quay phim trẻ lúc ấy có Phạm Minh Tước, người thực hiện một phóng sự,
ghi một dấu ấn lớn cho xưởng phim giải phóng miền Tây Nam Bộ.
( # 3”)
Trận
đánh diễn ra vào chiều ngày 22/5/1972, tại xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ,
Cần Thơ.
Bị
ta công đồn, địch dùng phi pháo phản kích và kéo bộ binh vào giải nguy cho đồng
bọn.
Bộ
đội ta xuất kích, phóng viên quay phim Phạm Minh Tước cũng xông lên và siết cò
máy đồng thời với các chiến sĩ bóp cò súng ; ghi lại những giây phút đền nợ máu
của bọn ác ôn và những bước đi cuối cùng của những tên lính đánh thuê.
Thắng
lợi thuộc về anh bộ đội lẫn người quay phim ! Và Phạm Minh Tước đã kết thúc
phim một cách lãng mạn trong niềm vui của đồng bào.
Sau
phim Vĩnh Thuận Đông không bao lâu, Phạm Minh Tước đã ngã xuống như một người
chiến sĩ trên chiến trường miền Tây.
(Lời của ông Văn Phong).
15.
Góp lúa, vác vào kho, du kích Thạnh Phú : 30”
Góp
lúa nuôi quân, đóng đảm phụ giải phóng là phong trào rộng khắp của nhân dân ta
suốt cuộc kháng chiến. Và đó cũng là đề tài phản ánh thường xuyên của Điện ảnh
Giải phóng miền Tây Nam Bộ.
Các
nhà làm phim lúc ấy hướng ống kính của mình ngợi ca cuộc chiến tranh nhân dân
thông qua những điển hình của phong trào. Những hình ảnh này là một phần trong
bố cục của phóng sự phản ánh về “Du kích Thạnh Phú” ở một làng vùng ven thuộc
thị xã Cà Mau.
(Lời ông Việt Hùng).
16.
Rào chiến đấu, chài, dân nói với cán bộ : 25”
Vậy
rồi sự kiên trì của người làm phim đã được đáp lại bằng những hình ảnh hiện
thực của du kích, của người dân Thạnh Phú anh dũng bám đất giữ làng.
Thi
đua với các phóng viên quay phim, các đội chiếu bóng cũng luồn ra vùng ven, vừa
vũ trang tuyên truyền, vạch trần âm mưu bình định của địch, và mang phim ảnh
cách mạng đến với nhân dân.
(Lời ông Năm Ân).
17.
Xem chiếu bóng trên nền đồn : 20”
Và
những cảnh phim này cũng là một nét sử trong lịch sử văn hóa kháng chiến ở miền
Tây Nam Bộ. Sau khi giặc rút chạy, nền đồn trở thành một bãi chiếu bóng.
Sức
mạnh của Điện ảnh giải phóng là vừa cổ vũ vừa mở mang trí tuệ con người. Các
nhà làm phim thuở ấy xác định sứ mệnh của mình khi bước vào nghề.
(Lời ông Văn Phong).
18.
Anh các phóng viên học tập :
Lúc
vai vác súng, khi tay cầm máy, các phóng viên quay phim học nhau từ cách gài
một đạp lôi đến hỏi nhau cách đo độ sáng – Học nghề để kháng chiến !
(Lời ông Chí Kông).
19.
Cầm máy, ngồi chờ ra đồng, quay bô-bin, ảnh các thế hệ quay phim, vượt U Minh :
66”
Những
cảnh quay thực tập đầu tiên đôi khi thừa sáng, thiếu nét ; nhưng là đồng
nghiệp, họ có cùng tiêu điểm ghi hình ; có cùng một góc nhìn hướng về tương lai
và chung một vòng tròn đồng tâm phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Cứ
như vậy, các thế hệ đồng nghiệp kề vai nhau đi suốt cả chặng đường kháng chiến.
Niềm lạc quan yêu đời của họ là nguồn vui sống chân tình.
Đôi
bạn Minh Tước – Thanh Liêm đã cùng quay ở mặt trận Ngã Năm ác liệt và hy sinh
cùng ngày 11/6/1972
( # )
Thực
hiện sứ mệnh ghi chép lịch sử bằng hình ảnh, các phóng viên quay phim có mặt ở
chiến trường, đến với những đơn vị bộ đội, ghi chép thời điểm mặt giáp mặt với
kẻ thù, khi thi hành Hiệp định Pari ; theo sát các trận đánh trừng trị địch.
Đây
là trích đoạn phóng sự đã được lồng tiếng sau này về chiến thắng Phân chi khu
Tam Ngãi, An Trường ở địa bàn Vĩnh Trà.
( # )
20.
Xông lên, nổ, bắn : 9”
Mùa
khô năm 1974 – 1975, chiến trường Vĩnh Trà trở nên sôi động, phóng viên Trần
Chí Kông đã có mặt tại Long Sơn.
( # )
(Lời ông Chí Kông)
21.
Xông lên, vào yếu khu : 16”
Cũng
vào thời điểm quyết liệt ấy, Quân khu có chủ trương đánh vào yếu khu Thầy Phó,
một vị trí quan trọng nằm giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.
Phóng
viên quay phim Phạm Nguyễn và đồng nghiệp đã theo sát các đơn vị bộ đội.
(Lời ông Phạm Nguyễn).
(Trích âm thanh phim).
22.
Kéo pháo, bắn : 11”
Lần
đầu tiên trên chiến trường miền Tây Nam Bộ ta thu được đại bác 105 ly của địch.
Bắt cả tên Trung úy Pháo binh. Sau đó không lâu, ta dùng khẩu pháo này phục vụ
cho chiến dịch Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975. Pháo địch giờ đây nã
vào các tọa độ yết hầu của địch ở Quân đoàn 4 ngụy.
Hình
ảnh này ghi được vào 17 giờ ngày 12/4/1975.
(Âm thanh nổ).
23.
Quơ cờ, vui, mở cửa tù, xông vào Bộ tư lệnh địch, người quay phim ; địch rã :
51”
Các
phóng viên quay phim đã quay được những hình ảnh huy hoàng của ngày 30/4/1975,
ghi lại những thời khắc vui sướng nhất của nhân dân ; khắc họa nét hào hùng
nhất của ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Ở
góc độ của đoàn quân chiến thắng, các phóng viên quay phim đã hướng ống kính
cảm thông của mình vào những người lầm đường lạc lối, giờ được trở về cuộc sống
mới, hòa bình.
Các
anh cũng lột tả những phận đời binh nghiệp, ghi lại nỗi hoang mang của những kẻ
một thời gây đau thương chết chóc cho dân lành vô tội, giờ phải tan rã dưới lá cờ đầu hàng.
Toàn
thắng, những người làm phim thời chống Mỹ đã góp nên bao nét sử bằng hình vào
trang sử vàng của miền Tây Nam Bộ.
Bây
giờ ôn lại, những hình ảnh năm xưa hiện về, nhắc cho chúng ta nhớ mãi từng giai
đoạn lịch sử đất nước ; nhớ mãi những thước phim lộng bóng anh hùng của nhân
dân ; nhớ mãi những đoạn hình mà phía dưới lớp nhủ tương của phim ảnh còn đọng
lại mồ hôi, máu, và cả nước mắt.
Chúng
ta mãi mãi biết ơn những người đồng nghiệp, những nghệ sĩ – chiến sĩ đã giữ lại
cho đời sau hàng ngàn thước phim quý giá, hàng chục ngàn cảnh phim bất tử.
Và
chúng ta bùi ngùi thương tiếc các nhà quay phim đã ngã xuống.
(Lời ông Lê Châu).
24.
Nghĩa trang, viếng, đặt hoa : 28”
Đồng
nghiệp hôm nay đang đến cùng các anh, lần theo dấu các anh đã đi, tìm gặp những
hương hồn còn tỏa ngát.
Hỡi bóng hồn ai đã phiêu diêu
Có nghe tiếng vọng ở muôn chiều ?
Biết anh đi khuất mờ trong nắng,
Vẫn để đời sau vạn niềm yêu !
Và,
trong nét nhìn của các anh, những trang sử bằng hình vẫn còn lưu ảnh, truyền
lại cho ánh mắt đời sau một góc nhìn.
(Trích ca khúc “Những dấu chân trong
mắt”).
25.
Kỹ xảo một số hình ảnh : 25”
Gần
15 năm ra đời, trưởng thành và hoàn thành sứ mệnh cao cả, Điện ảnh Giải phóng
miền Tây Nam Bộ đã tích lũy một kho tàng quý giá cho lịch sử của vùng đất này.
Những
thước phim, những tác phẩm sống động về cuộc kháng chiến anh hùng sẽ vượt thời
gian, làm rực sáng hơn những trang sử mới của Đất Nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét