Phim
tài liệu thực hiện tại Trung tâm Truyền hình VN tại TP Cần Thơ, công chiếu năm 2005.
LỜI BÌNH
1.-Ông
Bảy ở kho phim, dở hộp ra xem: 32”
Theo
nghề nhiếp ảnh từ những năm 50, năm 1962 ông chuyển sang nghề quay phim. Trong
30 năm cầm máy ông đã lăn lộn ở hầu khắp các chiến trường miền Tây Nam bộ. Hàng
ngàn thước phim ông ghi chép trong thời chống Mỹ đã đóng góp những giá trị to
lớn về hình ảnh Cách mạng của vùng đất này.
Bạn
bè gọi ông là Bảy Triển, đồng nghiệp gọi ông là đạo diễn Lê Châu, là nhà quay
phim Châu Ngọc Tiếp.
(Tựa
phim )
2.
Ông Bảy lấy phim xem qua lúp: 22”
Xưa
nay, những người làm phim thường hay nói: “Không có ánh sáng thì không thể có
Điện Ảnh”; Ông cũng hay tâm tình với đồng nghiệp: “Người quay phim không có bầu
nhiệt huyết thì không thể ghi chép tốt cuộc sống”. Nghĩ vậy nên ông đã gửi trọn
lòng tin và trách nhiệm vô mỗi cảnh quay; coi đó là sự nghiệp của cả đời mình.
(#)
3.
Ông Bảy ngồi trên vỏ, nhìn: 24”
Nhà
quay phim Châu Ngọc Tiếp sinh năm 1929 tại làng Hưng Mỹ, một làng quê nên thơ
và trù phú thuộc quận Cái Nước, cách thị xã Cà Mau không xa. Khoảng đời niên
thiếu của ông gắn liền với dòng sông, con rạch của xứ sở thân yêu này.
(# nhạc)
4.
Rót rượu, cắm nhang: 23”
Mỗi
lần về lại quê nhà là một lần gợi lại trong ông biết bao kỷ niệm về gia tộc,
gia đình. Cội nguồn tạo nên lẽ sống; điểm khởi đầu của sự nghiệp và mọi thành
công của đời ông sau này.
(#)
5.
Xá bàn thờ, ảnh thân sinh; thăm mộ: 31”
Sinh
ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa và yêu nước, ngay từ buổi thiếu
thời nhà quay phim Châu Ngọc Tiếp luôn được cha mẹ hun đúc lòng say mê nghệ
thuật và ý chí đấu tranh. Từ đó hình thành nơi ông niềm yêu ghét rạch ròi,
chuộng lẽ công bằng thẳng ngay, sẵn sàng xả thân vì nghiệp lớn.
Vậy
rồi, năm ông tròn 16 tuổi, Cách mạng Tháng Tám bùng lên. Cuộc kháng chiến vang
rền trên quê hương Hưng Mỹ của ông …
(#)
6.
Ảnh cầm gậy, ảnh Cà Mau 1945, mít-tinh, xem:
Cuộc
tổng khởi nghĩa đã đưa Châu Ngọc Tiếp vào kháng chiến và ông trở thành Thanh
Niên Tiền Phong với nhiệm vụ tuyên truyền ở địa phương. Ngày 6-1-1948, ông vinh
dự được kết nạp vào Đảng. Ngay sau đó ông được giao nhiệm vụ Trưởng Thông tin
tuyên truyền xã Thới Bình, quận Cà Mau. Trong thời gian này ông có cơ may làm
quen với nghề nhiếp ảnh. Đến 1950 ông chụp được những bức ảnh đầu tay.
Sau
Hiệp định Genève, ông được Tỉnh ủy Bạc Liêu giao nhiệm vụ nhân ảnh Bác Hồ phục
vụ công tác tuyên truyền, gầy dựng cơ sở trong vùng địch tạm chiếm.
Cuộc
kháng chiến chống Mỹ lại đưa ông vào giai đoạn mới với nghề quay phim. Năm
1962, do nhu cầu công tác tuyên truyền, Ban Tuyên huấn Khu ủy Tây Nam bộ chọn
ông và Trần Thanh Hùng lên Trung ương Cục miền Nam học nghề quay phim.
(Lời kể của Trần Thanh Hùng về sự nguy
hiểm trên đường đi)
7.
Ghe máy chạy, xưởng phim giải phóng; máy quay: 41”
(# nhạc)
Sau
hàng tháng trời lặn lội, vượt qua bao hiểm nguy, cuối cùng hai học viên của
miền Tây cũng đã đến miền Đông Nam bộ. Tại đây việc học được bắt đầu bằng sự
tiếp cận với ngôn ngữ hình ảnh, cách quay cho đến việc thực hiện các công đoạn
sản xuất thủ công phim thời sự. Một năm sau, hai học viên Châu Ngọc Tiếp và
Trần Thanh Hùng tốt nghiệp, nhận máy quay và phim mang về miền Tây Nam bộ.
(Lời ông Thanh Hùng kể về việc mang máy
về lập xưởng phim)
8.
Ông Bảy xem ảnh, trích phim Gò Quao: 22”
Cùng
với đạo diễn Trần Nhu, nhà quay phim Châu Ngọc Tiếp đã bắt tay chuẩn bị thành
lập Xưởng phim Giải Phóng miền Tây Nam bộ.
Đầu
năm 1964, Quân khu 9 đã thành lập các đơn vị chủ lực. Trận đánh Gò Quao diễn
ra, nhà quay phim Châu Ngọc Tiếp, tức Lê Châu và quay phim Thanh Hùng có mặt
tại trận địa.
(Lời ông Châu Ngọc Tiếp và Thanh Hùng về
trận đánh thắng)
9.
Đào công sự, bắn, xông lên, bắt Mỹ: 46”
Và
đây là những thước phim đầu tiên của nhà quay phim Châu Ngọc Tiếp, ống kính của
ông hướng về những con người cụ thể, miêu tả chân thật hình ảnh quân giải phóng
hiên ngang và dũng cảm. Rồi ông sẵn sàng xả thân, lao vào trận địa, xông lên
cùng các chiến sĩ, ghi chép một cách sinh động trận đánh mang tính quyết định
này.
Ngay
lần quay đầu tiên, ông không những gan dạ giữa bom đạn, mà còn tỏ rỏ bản lĩnh
của một nhà quay phim chuyên nghiệp, không bỏ sót một chi tiết nào. Và ông đã
thắng cùng với trận thắng lớn Gò Quao.
(#)
10.
Xem ảnh, máy quay: 29”
(# nhạc)
Với
một nhà quay phim, chiếc máy quay bao giờ cũng là “vật bất ly thân” trong suốt
cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của mình. Ông không thể nào quên những năm bằng
tay không và lòng nhiệt huyết, ông và đồng nghiệp đã dựng nên Xưởng phim giải phóng
miền Tây Nam bộ.
(Lời ông Châu Ngọc Tiếp về sự thành lập
và nhiệm vụ chính trị)
11.
Trích tư liệu “Bao vây Đầm Dơi”, “Lửa trong rừng”: 59”
Nhận
nhiệm vụ, nhà quay phim Châu Ngọc Tiếp đã cùng đồng nghiệp thực hiện những
phóng sự điện ảnh đầy sức sống. Đây là trích đoạn phim “Xiết chặt vòng vây diệt
địch”, phản ánh phong trào chiến tranh nhân dân bao vây Chi khu Đầm Dơi thuộc
tỉnh Cà Mau. Và đây nữa, một trích đoạn phim tài liệu “Lửa trong rừng” miêu tả
xưởng quân giới miền Tây Nam bộ đã vượt qua bao khó khăn để chế tạo vũ khí, góp
phần vào thắng lợi của chiến trường chung.
Ống
kính của ông không chỉ có tả thực những con người bình thường vừa mới buông cày
cuốc đã nắm chắc máy móc, tạo nên những quả đạn đúng chuẩn phục vụ chiến
trường.
(#)
12.
Miền Tây vào Tổng tiến công, các người thực hiện, bộ đội vào thành phố, xông
lên giữa đạn giặc, nghĩa trang: 49”
Mùa xuân
1968, “Miền Tây vô Tổng tiến công” một
thiên phóng sự do Lê Châu và các đồng nghiệp thực hiện.
(#)
Trong
không khí sôi động của những ngày tháng ấy, ống kính của ông không chỉ hướng về
phong trào quần chúng mà còn cùng đồng nghiệp theo chân các đơn vị bộ đội vào
tận thành phố, thị xã.
Ông
và đồng nghiệp đã bám sát trận địa, ghi chép những hình ảnh hào hùng của cuộc
Tổng tiến công. Nhiều quay phim đã anh dũng ngã xuống như người chiến sĩ.
(# nhạc)
13.
Chân dung các quay phim hy sinh, ông Bảy nói với các nhân viên xưởng phim: 34”
Hàng
chục anh chị quay phim đã lần lượt hy sinh. Một đội ngũ vừa mới được đào tạo đã
không kịp mang những thước phim nóng bỏng lửa chiến trường trở về hậu cứ …
(Lời ông Thanh Hùng về khó khăn và vai
trò của ông Bảy)
14.
Ảnh chiếu bóng, học quay phim: 36”
Với vai
trò lãnh đạo Xưởng phim Giải Phóng miền Tây Nam bộ, nhà quay phim Châu Ngọc
Tiếp đã gầy dựng lại đội ngũ. Ông tổ chức đào tạo cán bộ chiếu bóng, mở khóa
huấn luyện và củng cố lực lượng kỹ thuật in tráng.
Ông
đặc biệt chú trọng đào tạo thế hệ quay phim mới, trong đó không chỉ được trang
bị kiến thức cơ bản về tạo hình, mà còn được rèn luyện tính kiên trì, lòng say
mê nghề nghiệp.
Những
quay phim từng được một lần ông chỉ dạy, khó có thể quên người đồng nghiệp,
người chú, người cha đã noi gương cho con cháu.
(Lời ông Việt Hùng về đức tính của ông
Bảy)
15.
Cảnh cuối trận Gò Quao, cảnh cuối Vĩnh Thuận Đông: 14”
Cái
thật rất lãng mạn ấy đã được nhà quay phim Châu Ngọc Tiếp thể hiện ở cảnh cuối
trận Gò Quao. Tám năm sau, mô-típ đó được học trò của ông lập lại ở cảnh cuối
phóng sự Vĩnh Thuận Đông.
(Lời ông Hùng và ông Dũng về sự gan dạ
của ông Bảy)
16.
Tựa phim Phạm Minh Tước, trích đoạn Vĩnh Thuận Đông , ảnh Tước, Tràng: 29”
Nhiều
quay phim đã noi theo chí khí dũng cảm của ông. Phạm Minh Tước đã thực hiện phóng
sự “Vĩnh Thuận Đông chiều 22/5” với phong cách ấy. Và, anh đã để lại đoạn phim
tư liệu chiến thắng trước lúc vĩnh viễn năm yên dưới lòng đất mẹ …
Phan
Minh Tràng cũng thế, anh đã xông lên với bộ đội trong một lần đuổi giặc về bên
kia biên giới Tây Nam …
Ông
không thể quên những người đồng nghiệp ấy.
(Lời xúc động của Ông Bảy về các đồng
nghiệp)
17.
Tư liệu ông Bảy xem lại ảnh, họp mặt: 15”
Nước
mắt của ông trào ra từ tấm lòng và tính cách yêu – ghét rạch ròi. Ông khóc
thương những đồng nghiệp ngã xuống trong chiến tranh; ông căm giận những tiêu cực
xã hội trong thời bình. Tính cách của ông trước sao sau vậy.
(Lời ông Dũng về ông Bảy, chiến tranh xông
xáo dũng cảm, hòa bình tham gia làm phim chống sự trì trệ)
18.
Trích phim “Chuyện xã tôi”: 21”
Và
như thế ông lao vào mặt trận báo chí. Dựa trên đạo lý Cách mạng mà chia sẻ với
sự nghèo khó của nhân dân. Ông lấy cái tâm để phân tích lẽ đúng điều sai; ông
đem sự thẳng ngay để làm rõ trắng đen trước mỗi sự vật. Ông luôn nghĩ đến nhân
dân, đến từng thân phận con người.
(Lời ông Bảy nói về sự suy nghĩ đến quần
chúng, tâm niệm với nhân dân)
19.
Ông Bảy nhìn ra ngồi, xương rồng trổ bông; đoàn người đi, Trính quay: 36”
(#)
“Không
có ánh sáng không thể có điện ảnh”; và không có ánh sáng không có loài sinh vật
nào tồn tại. Ông chiêm nghiệm điều đó, nghỉ hưu ông thích thú với loài xương
rồng đầy gai nhưng lại cho hoa đẹp …
Đường
ông đi có thể còn nhiều trắc trở, nhưng ông đã mãn nguyện khi con mình đã biết
nối nghiệp cha. Tuổi càng cao, ông càng tin tưởng vào lớp cháu con, vào thế hệ
trẻ.
(Lời Châu Văn Trính về ý thức theo nghề
quay phim)
20.
Ông bà xem ảnh, ảnh, xem các huy chương cùng với con cháu và đồng nghiệp: 32”
Gần
60 năm chung sống trong mái gia đình, nhà quay phim Châu Ngọc Tiếp hạnh phúc
được người vợ chung thủy đảm đang, gánh vác mọi chuyện cực khổ để ông yên tâm
làm tròn nhiệm vụ. Ông thường nói, vinh
quang của ông thuộc về bà tất cả; còn bà thì nhắc rằng, ngoài 10 đứa con do bà
nuôi dạy và thành đạt, ông còn có hàng chục đứa con đồng nghiệp luôn quây quần
bên ông, nối tiếp theo sự nghiệp Điện Ảnh - Sự nghiệp mà trọn đời Nhà quay phim
Châu Ngọc Tiếp dâng hiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét