Phim
tài liệu thực hiện tại Trung tâm Truyền hình VN tại TP Cần Thơ, công chiếu năm 2004.
LỜI BÌNH
1.
Tư liệu
trường Hội họa, Chiến, Hiệp, Phong vẽ : 35”
Đoạn
phim tư liệu này mô tả một buổi thực tập của các học viên Trường Hội họa miền
Tây Nam bộ trong thời chống Mỹ. Khóa học này được tổ chức tại chiến khu rừng
đước Năm Căn – Cà Mau.
Vào
những năm 60, Dương Đình Chiến đã theo học trường này. Anh là lớp họa sĩ kháng
chiến đầu tiên ở miền Tây cùng với Nguyễn Thành Hiệp và nhiều bạn đồng môn
khác. Những khóa đào tạo tiếp sau có Trần Thanh Phong, thuộc lớp trẻ hơn. Họ
tiếp cận với nền mỹ thuật Cách mạng và trưởng thành từ kháng chiến.
(Tựa
phim)
2.
Dòng kinh, họa sĩ Chiến về, vẽ : 60”
Mấy
mươi năm trước, những dòng kinh, con rạch này đã đưa Dương Đình Chiến và tuổi
thơ của anh đi vào kháng chiến.
Giã
từ dòng nước lớn U Minh đỏ thắm ; rời xa con sông Cái Tàu quen thuộc; chia tay
những người thân thương ; tạm biệt những bờ lá cầu tre của làng quê Cà Mau,
Dương Đình Chiến dấn thân vào con đường Cách mạng, cửa ngõ quyết định đưa anh
đến với ngành mỹ thuật kháng chiến.
( # )
Những
mùa dâu Cái Tàu đã giữ lại biết bao kỷ niệm ngọt ngào của quê hương. Nỗi nhớ,
hồi ức chiến tranh và những khát vọng mới đã thúc giục họa sĩ Dương Đình Chiến
chọn những đề tài về Đất Nước, Con Người, nơi mà anh từng sống, từng lăn lộn
với đạn bom, máu lửa.
( # )
3.
Cụm tràm, cò đáp, Hịêp vẽ : 19”
Làng
quê Hiệp Tùng, một vùng đất trù phú thuộc huyện Năm Căn, nối liền với Đất Mũi
Cà Mau, nơi họa sĩ Nguyễn Thành Hiệp sống những ngày thơ ấu êm đềm … Với quê
hương ấy, Nguyễn Thành Hiệp không thể phai mờ kỷ niệm, những cánh cò cứ chao
lượn rộn ràng trong ký ức.
(Lời họa sĩ Hiệp về kỷ niệm)
4.
Bẫy chồn, chống xuồng về : 15”
Và
những ngày vui sống thú vị ấy cũng không sao quên được đối với Trần Thanh
Phong. Vào những năm 60, khi mới hơn 10 tuổi, từ Sóc Trăng, anh đã theo cha mẹ
xuống chiến khu Cà Mau, vào tận làng rừng.
(Phong nói về kỷ niệm)
5.
Cánh đồng có trâu. Chiến, Hiêp, Phong xem ảnh : 36”
Mỗi
người mang theo một hình ảnh riêng về tuổi thơ …
Dương
Đình Chiến là người anh cả trong một gia đình có ba anh em. Mẹ mất sớm, cha đi
kháng chiến, cả ba anh em lần lượt vào chiến khu.
Nguyễn
Thành Hiệp có một hoàn cảnh riêng. Anh là người con thứ tư trong một gia đình
đông con. Năm 16 tuổi, anh tham gia kháng chiến, và từ đó trở thành họa sĩ.
Riêng
Trần Thanh Phong, từ một cậu bé mục đồng, ham cầm súng đánh giặc. Lớn lên, theo
gia đình vào chiến khu, học nghề của cha và mơ ước trở thành nhà điêu khắc.
Mỗi
cuộc đời có một hoàn cảnh riêng, nhưng tất cả đều có chung một điểm xuất phát –
Sự khởi đầu bước đường Cách mạng cũng chính là sự khởi đầu của sự nghiệp mỹ
thuật.
Dở
lại những bức tranh đầu tay, tuy những nét cọ lúc ấy chưa định hình phong cách,
nhưng các anh đã khẳng định sức sống lâu bền cho mỗi bức tranh của mình, vì nó
bắt rễ từ thực tiễn cuộc kháng chiến anh
hùng.
( # )
6.
Múc nước trong rừng, đốn đước : 39”
Những
năm sống giữa rừng, chịu cảnh thiếu nước thiếu rau, nhưng với các anh, tất cả
đều là đầy đủ. Vì ở đó có tình đồng chí, đồng nghiệp ; có tình bầu bạn nghĩa
nhân; có sự sẻ chia niềm vui nỗi buồn, đồng cam cộng khổ.
( # )
Là
người từng trải chiến tranh, nên quá khứ càng lùi xa, càng đọng lại sâu sắc
trong ngọn bút, nét cọ của họa sĩ Dương Đình Chiến. Anh hướng đề tài về những
con người bình dị mà mang đậm tính nhân văn ; để lột tả tầm vóc anh hùng của kháng chiến. Và theo quan niệm đó, với cách
nhìn của người họa sĩ, anh đưa “Cô giao liên” này bước ra từ một gam màu trắng
lạnh, như giá trị âm bản của sự sống thực.
Với
mô-típ ấy, anh đã cùng nhân vật đi giữa “Mưa rừng”. Bên những giọt lạnh có sự
nồng ấm của tình người …
Trong
một ngọn “Gió chiều”, mẹ rưng rưng cầm chiếc áo con. Nước mắt mẹ làm nhòe cả
bức tranh đậm máu chinh chiến …
Họa
sĩ Dương Đình Chiến cũng đã đến những “Nơi đồng đội ngã xuống”. Anh hứng những
cánh hoa mua còn lại để tìm nhớ đến hương hồn người quá cố. Tình đồng chí sao
mà sâu nặng quá !
( # )
Vẫn
với gam màu lạnh đặc trưng ấy, Dương Đình Chiến đã khắc họa nỗi ưu tư của “Ông
đồ nho” trước bao nghịch lý của cuộc
sống – Một biểu hiện hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
(Lời ông Chiến về quan niệm vẽ)
7.
Hiệp vẽ, bức tranh cô gái : 35”
Cũng
với mạch nghĩ đó, họa sĩ Nguyễn Thành Hiệp mang hơi thở của cuộc sống kháng
chiến vào các bức tranh sơn mài của mình bằng một phong cách riêng. Từ nguyên
mẫu mà anh bắt gặp giữa chuyến công tác, Nguyễn Thành Hiệp đã nuôi dưỡng nguồn
cảm hứng tức thời thành ý thức sáng tạo trong suốt hơn 30 năm qua. Vì vậy, mái
tóc mềm mại của cô thôn nữ du kích đã buông xõa một cách lãng mạn trong tranh
của anh. Thực tiễn kháng chiến sinh động, được sự góp nhặt của người họa sĩ, đã
tạo ra một sức sống riêng.
(Lời ông Hịêp về kháng chiến)
8.
Phong làm tượng : 47”
Trần
Thanh Phong cũng suy nghĩ như thế nên anh đã chọn ngành điêu khắc, với tâm
nguyện được miêu tả lòng tôn kính của nhân dân đối với các lãnh tụ. Vì vậy, anh
gởi gấm nét bình dị lồng trong vẻ chân thành của các nhà lãnh đạo ; anh không
chỉ khắc họa các nhà chính trị mà còn mô tả nét riêng của các danh nhân, các
nhà văn, nghệ sĩ, những người đóng góp cho sự nghiệp văn hóa nước nhà. Nghĩ và
làm, Trần Thanh Phong đã để lại dấu ấn
trên hầu khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Mảng
đề tài mà Trần Thanh Phong tập trung thể hiện là truyền thống kháng chiến và
lịch sử đấu tranh của dân tộc. Anh coi đó như một định hướng cho cả đời sáng
tác.
( Lời ông Phong về tâm huyết )
9.
Tượng 962, tượng cá ba sa : 35”
Quả
nhiên, điều anh nghĩ và việc anh làm luôn luôn nhất quán. Nếu vốn sống kháng
chiến tích tụ để anh nhào nặn dáng vẻ anh hùng ; tái tạo các hình tượng chiến
đấu anh dũng, thì nhịp sống hiện đại thôi thúc anh mô tả tầm vóc của nền kinh
tế hội nhập. Anh tôn vinh nét đẹp của loài cá ba sa, vẫy vùng giữa sông nước An
Giang.
( # )
10.
Trường Mỹ thuật, 3 người về thăm : 46”
Sau
ngày giải phóng, Dương Đình Chiến, Nguyễn Thành Hiệp và Trần Thanh Phong cùng
thi vào Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Mang
theo ngọn lửa nhiệt tình từ cuộc kháng chiến, giữ vững tình yêu trong sáng đối
với sự nghiệp mỹ thuật, được đào tạo chính quy, các anh quyết tâm học, học để
bổ khuyết những gì mà những năm chiến tranh các anh chưa có dịp tiếp cận.
Bây
giờ nhìn lại, kiểm nghiệm những chằng đời đã qua, các anh càng thấm thía : sự
nghiệp không có giới hạn, còn thời gian chỉ là một thoáng tên bay …
( # )
11.
Cò đáp vào tranh, cô gái cầm bông sen ; tranh rừng đước, tư liệu vẽ trong rừng
: 58”
Thực
tiễn đa dạng của cuộc sống phong phú bao giờ cũng là nền móng cho sự sáng tạo.
Một
cánh cò bay rập rờn đâu đó sẽ có dịp đáp lại giữa hồn ai trong bóng chiều thu.
Hay cô gái Huế, lòng trong như dòng Hương Giang, ngắm bông sen mà tưởng mơ đến
thế giới không pha màu tục lụy …
Dù
có cách nhìn như thế nào, miêu tả cái đẹp ra sao, thì cội rễ của sự cảm hứng
sáng tạo cũng bắt nguồn từ cuộc sống và vốn sống. Nếu không tận mắt nhìn thấy
và hòa mình vào làng rừng Cà Mau, các anh khó có thể sáng tạo nên những tác
phẩm mang tính sử thi như thế.
Được
học, được đào tạo trong kháng chiến chỉ là một lẽ, điều quan trọng hơn chính
cuộc kháng chiến mới là trường học lớn.
Vừa
học vẽ, các họa sĩ trẻ thời chiến vừa chống càn giết giặc ; có thử thách mới có
trưởng thành là vậy.
(Lời ông Thái Hà về trường kháng chiến)
12.
Tư liệu vẽ, người xem, phòng triển lãm : 44”
Những
khóa học như thế trong thời chống Mỹ đã đào tạo một đội ngũ họa sĩ, những người
có thể phục vụ yêu cầu Cách mạng một cách thiết thực. Ngay từ khi còn là học
sinh trường Hội họa kháng chiến, tranh ký họa của các anh đã được giới thiệu
với công chúng vùng căn cứ. Giá trị nghệ thuật lúc ấy chỉ đặt ra ở mức độ cổ vũ
kháng chiến. Còn ngày nay trước nhận thức mới của tác giả và khán giả, những
họa phẩm đều được thể hiện bằng các bút pháp hiện đại. Tuy vậy, bản lĩnh của
các anh là biết phối hợp nhuần nhuyễn giữa cái cũ và cái mới, giữa xưa và nay,
giữa chiến tranh và hòa bình.
( # )
13.
Hịêp và các bức sơn mài hoành tráng : 37”
Sau
mấy mươi năm dùi mài học tập và rèn luyện, giờ đây, mỗi họa sĩ có một hoàn cảnh
riêng. Người là nghệ sĩ, người đảm nhận công tác quản lý, nhưng dù ở cương vị
nào các anh cũng coi nghiệp vẽ là một nhu cầu. Bức sơn mài hoành tráng này chỉ
là một phần trong kế hoạch thể hiện bản anh hùng ca kháng chiến chống Mỹ của
họa sĩ Nguyễn Thành Hiệp.
(
# nhạc )
14.
Chiến chụp ảnh, khu tượng Núi Sam : 56”
Đối
với họa sĩ Dương Đình Chiến, anh không những là thành viên tổ chức trại điêu
khắc quốc tế ở An Giang mà còn là người vận động giỏi nhằm tạo nên vườn tượng
đầy sức sống, mang dấu ấn văn hóa của nhiều quốc gia tập hợp về đây.
( # )
Qua trại sáng tác này, thêm một bài học đối với
họa sĩ Dương Đình Chiến, khi anh rút tỉa được một nguyên tắc lớn trong cuộc đời
sáng tác của mình : Mọi tác phẩm đều cần được bắt nguồn từ tấm lòng của người
họa sĩ. Ở đó có sự chia sẻ, có sự hòa nhập giữa tác giả với nhân vật ; giữa sự
sáng tạo nghệ thuật với thực tiễn sâu sắc của cuộc sống.
( # )
Với
các anh, những họa sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến, niềm hạnh phúc lớn nhất
vẫn là được phục vụ nhân dân. Bởi, giá trị đích thực của một tác phẩm chính là
mang tới cho người xem những niềm vui sống. Và như thế, dù tượng đài được xây
dựng ở đâu, vị trí tốt nhất vẫn là ở lòng người.
( # )
15.
Ba người ngồi, có ghế trống, tranh Tuấn : 49”
Là
những họa sĩ được rèn luyện, thử thách từ cuộc kháng chiến, các anh tự hào với
sự đóng góp của mình. Trong những lần hội ngộ như thế, các anh bùi ngùi nhớ về
người bạn đã ngã xuống – Họa sĩ Trần Thanh Tuấn – một trong những đồng môn hy
sinh ở tuổi đời còn rất trẻ. Những di ảnh của anh là dấu ấn của một con người
trọn tình đồng chí, trọn nghĩa đồng bào ; những bức tranh của anh như một lời
nhắn nhủ về nhân cách của người họa sĩ.
Dương
Đình Chiến, Nguyễn Thành Hiệp, Trần Thanh Phong, những họa sĩ trưởng thành từ
cuộc kháng chiến, đang tiếp tục cống hiến, và tác phẩm của các anh sẽ lung linh
mãi theo thời gian và sự nghiệp mỹ thuật
của Đất Nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét