Phim tài liệu thực hiện tại Trung tâm Truyền hình VN tại TP Cần Thơ, công chiếu năm 2004.
LỜI BÌNH
1.
Chất đống các tác phẩm viết vào tủ : 39”
Độc
giả trong và ngoài nước lâu nay biết đến ông – một chuyên gia nghiên cứu về văn
hóa, dân học dân gian. Tuy sống ở Cai Lậy, một huyện nhỏ của tỉnh Tiền Giang,
nhưng ông đã đến hầu khắp các tỉnh Nam bộ để sưu tầm, để viết sách. Ông đam mê
và âm thầm tạo nên một kho tàng lịch sử của vùng đất phương Nam qua hàng ngàn
hiện vật và hàng chục công trình nghiên cứu. Càng cao tuổi, ông càng gởi tâm
huyết vào trang sách, vào các bộ sưu tập, quyết giữ gìn truyền thống văn hóa
dân tộc. Ông coi đó là sự nghiệp của cả đời mình.
(Tựa
phim)
2.
Ngồi đọc, lật sách nho : 22”
Nhà
nghiên cứu Trương Ngọc Tường bắt đầu sự nghiệp của mình vào những năm 80, khi
ông từ một giáo viên chuyển sang làm việc ở cơ quan nghiên cứu lịch sử Đảng
tỉnh Tiền Giang. Tại đây, ông có điều kiện để trang bị cho mình kiến thức bản
địa nhằm áp dụng vốn hiểu biết vào các công trình nghiên cứu.
3.
Bàn thờ, đốt nhang, liễng, bức tranh, sông Cai Lậy : 1’
Trương
Ngọc Tường sinh ngày 14-3-1949 trong một gia đình trung lưu gốc Hoa. Cha mất
sớm, ông sống với bên nội từ năm lên ba. Cậu bé họ Trương được truyền cho vốn
chữ Hán Nôm từ những năm đó.
Ngoài
việc học chữ Trương Ngọc Tường còn được gia huấn bằng tinh thần Nho học : Vĩnh
thiện cơ cừu tuân thế nghiệp ; Kỳ gia đan hoạch bí tiên công – Nghĩa là “luôn
luôn nối theo nghiệp làm ăn ; lại thêm điều tốt lành nhờ dựa vào công đức người
xưa”. Đôi liễng trên bàn thờ họ Trương thể hiện nét gia phong của một giòng tộc
biết giữ gìn truyền thống với liệt tổ liệt tông. Trương Ngọc Tường lớn lên từ
nền giáo dục ấy và ông đã sống đúng tôn chỉ của tổ tiên giữa làng quê Cai Lậy
mến yêu …
( # )
4.
Rời nhà, ra đồng nhìn, người cấy nọc : 31”
Nghỉ
hưu, Trương Ngọc Tường trở thành người nghiên cứu độc lập và ông đã lao vào lĩnh
vực sưu tầm, viết sách về văn hóa, văn học dân gian. Bước chân dong ruỗi của
ông nhẩm dấu trên khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc sống nông nghiệp
và lịch sử cây lúa nước ở vùng đất này là đề tài khiến ông lưu tâm nghiên cứu.
Ông dự đoán, nhiều nông cụ cầm tay, trong đó có loại nọc cấy, sẽ dần dần mất đi
trong quá trình thay đổi giống và phương thức canh tác. Vì vậy, ông cất công đi
sưu tập, mang về bảo quản và giữ gìn. Gần 20 năm tích lũy, ông trích một phần
để tặng cho bảo tàng, phần còn lại ông nâng niu như một vật quý. Hết phân loại
theo tỉnh, ông lại xếp theo vùng, cứ như thế mà ông phân tích giá trị của từng
cây nọc cấy vốn đã mòn nhẵn qua bàn tay người nông dân cần cù.
(Lời ông Tường giới thiệu nọc cấy)
5.
Vào nhà, chất, soạn sách, sách cổ : 31”
Kết
quả phân tích, phân loại từ bộ sưu tập nọc cấy đã giúp nhà nghiên cứu Trương
Ngọc Tường khá nhiều trong việc tìm ra các quy luật về sản xuất nông nghiệp ;
về tổ chức làng xã ; về quá trình hình thành các phong tục tập quán và các nghi
thức lễ hội, đình đám ở Nam bộ.
Nhờ
có trình độ Hán Nôm, ông đánh giá đúng giá trị của từng loại sách cổ. Và, ông
đã sưu tập được quyển Kim Vân Kiều truyện đầu tiên ở vùng Cai Lậy – Mỹ Tho.
(Lời ông Tường về cuốn Kiều)
6.
Lật các sắc phong, sách cũ : 32”
Vốn
say mê tìm hiểu những tích xưa, chuệyn
cũ từ trong sử sách, nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường đã dầy công sưu tầm và
cứu nguy được nhiều tài liệu cổ không những có ý nghĩa về lĩnh vực kinh tế
chính trị của thời nhân, mà còn có cả dấu ấn về văn bản học, ngôn ngữ học và
phong tục tập quán của người Nam bộ xưa.
Những tờ sắc phong thời vua Quang Trung, những quyển sách còn nguyên nét bút
phê của vua Tự Đức, đã phản ánh những giá trị ấy.
7.
Chợ xưa, ruộng dâu, dệt vải, thước xưa : 20”
Cũng
nên tìm hiểu nền kinh tế dưới thời phong kiến ở Nam bộ vào cuối thế kỷ 18, đầu
thế kỷ 19. Từ ngành sản xuất tằm đến dệt may, đều chịu ảnh hưởng hệ thống đo
lương phức tạp. Và bộ sưu tập này sẽ giải đáp phần nào việc cân đong đo đếm của
người xưa.
(Lời ông Tường về thước, đong tiền, cân)
8.
Vườn cau, vườn trầu, hái, xếp bình vôi : 59”
Từ
thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19, cây cau ở Nam bộ là một trong những mặt hàng quan
trọng trong nền kinh tế phong kiến. Vì
vậy lang viên thuế, tức thuế vườn cau tồn tại khá lâu. Thời ấy, ở nhiều
nước Đông Nam Á, từ Cao Miên, Thái Lan đến các nước thuộc Nam Dương quần đảo
đều có tục ăn trầu. Chính vì vậy mà cau khô, trầu rang của Nam bộ được xuất
dương khá nhiều. Trong khi đó, cả đàn ông, đàn bà Nam bộ đều có thói quen nhai
trầu. Theo quan niệm của thời nhân, ăn trầu trước hết là để ngăn bệnh dịch,
ngừa tà khí, dần dần phát triển thành nét văn hóa. Cũng chính vì lẽ đó mà xuất
hiện nhiều sắc thái, đẳng cấp qua các vật dụng dùng để ăn trầu.
Bộ
sưu tập bình vôi mà nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường tập hợp và phân loại đã hệ
thống hóa phần nào tính xã hội và lịch sử của nghệ thuật ăn trầu trải qua hàng
mấy trăm năm ở Nam bộ.
(Lời ông Tường về các loại bình vôi)
9.
Lia các bình vôi ; xếp loại : 31”
Đây
là một phần trong bộ sưu tập bình vôi sau mấy mươi năm tích lũy của nhà nghiên
cứu Trương Ngọc Tường. Sự tiến bộ mỹ thuật chứng tỏ bình vôi đã thay đổi hình
dáng, chất liệu, kỹ thuật gốm sứ khác nhau qua thời gian. Khi phân loại ông đã
phân tích tính xã hội sâu sắc của các loại bình vôi. Từ nhu cầu thực dụng ban
đầu, nó biến thành một kiểu thời thượng, trong đó thể hịên sự phân biệt giàu
nghèo của người Nam bộ xưa.
(Lời ông Tường nói về các loại bình vôi)
10.
Anh nông thôn, thành thị, trang phục, giới trung lưu, đội nón cụ : 41”
Khi
trầu cau trở thành hàng hóa, bình vôi trở thành vật trang sức thì cuộc sống của
người Nam bộ xưa có phần thay đổi, nhất là vào nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ
20.
Đây
là trang phục của thị dân, hay còn gọi là kẻ chợ ở Nam bộ. Giới lao động thường
mặc đồ bà ba, loại trang phục mang tính giao lưu văn hóa với các dân tộc ở Nam
Á. Còn giới trung, thượng lưu thì chịu ảnh hưởng lối ăn mặc của tầng lớp trên ở
Thượng Hải, Trung Hoa hay OsaKa, Nhật Bản.
Nhà
nghiên cứu Trương Ngọc Tường đã chứng minh điều này qua bộ sưu tập riêng.
(Ông Tường nói về nón cụ)
11.
Để nón cụ xuống, các trang sức, dù : 20”
Ngoài
nón cụ, ông còn sưu tầm được hàng chục loại trang sức khác, chứng tỏ người phụ
nữ Nam bộ xưa rất chuộng kim loại bạc để làm đẹp. Cũng chính vì vậy mà thợ kim
hoàn còn được gọi là thợ bạc.
Còn
riêng cây dù, xuất xứ từ Trung Quốc, phương Tây sao chép và đưa vào Nam bộ,
nhưng loại dù xưa vẫn còn.
(Ông Tường nói về cây dù giấy)
12.
Để vòng, nhẫn đá, cạo tiền : 23”
Các
bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường nhằm mục đích duy nhất là phục
vụ cho phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các nguồn tư liệu. Vì vậy, giá trị
đích thực của nó chính là tính lịch sử, tính hữu dụng và trình độ, mức sống của
thời nhân. Việc lưu hành đồng tiền cũng là một biểu hiện thực trạng của một nền
kinh tế phong kiến.
(Ông
Tường nói về các loại tiền)
13.
Sông Tiền, đoạn Rạch Gầm, Xoài Mút : 27”
Vốn
là nhà nghiên cứu, ông Trương Ngọc Tường hiểu rõ lịch sử của quê hương mình.
Tiền Giang, đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, nơi mà năm 1785, vua Quang Trung đã từng
tuyên bố đánh quân Xiêm : “Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn; đánh cho Tổ Quốc,
Sơn Hà vi hữu chủ”.
Và,
tại khúc sông này, sau hơn 200 năm, Trương Ngọc Tường và đồng nghiệp đã tìm
được khá nhiều cổ vật chìm sâu dưới dòng thời gian.
(Ông Tường nói về bàn chà, tô ăn cơm của
quân Xiêm)
14.
Ông Bằng đến nhà ông Tường : 21”
Với
bản tính thật thà khiêm tốn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, ông luôn được bạn bè
yêu mến, đồng nghiệp kính trọng. Ông không những tận tình hướng dẫn lớp người
trẻ những điều ông am hiểu, mà còn ân cần giới thiệu những gì mới lạ trong việc
nghiên cứu cho những đồng nghiệp có học vị cao hơn mình.
(Lời ông Bằng)
15.
Ông Tường nhìn vào đền Tứ Kiệt : 16”
Đồng
nghiệp đến với ông ; ông lại đến với đồng nghiệp gần xa. Cuộc đời ông có duyên,
có nợ nên phải lui tới với di tích, với bảo tàng địa phương. Ông vừa học ở thực
tiễn, vừa giúp đỡ cho thế hệ trẻ bảo tồn truyền thống văn hóa.
(Lời ông Hoanh, cán bộ Bảo tàng Vĩnh
Long)
16.
Ông Tường đọc bia, về nhà, đọc sách : 27”
Say
mê và tôn trọng nét văn hóa đặc thù Nam bộ, ông đã giành hết khoảng đời còn lại
để cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn. Mỗi cuộc dong ruỗi là một hành trình làm
đầy thêm kho tàng hiện vật – cơ sở để ông phân tích bản sắc văn hóa vùng đất ;
tổng hợp nét riêng về văn học dân gian. Nhân dân, đồng nghiệp không bao giờ
quên, ông là nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét